Báo cáo tài chính theo thông tư 133 trên HTKK – Như các bạn đã biết thì Thông tư 133 được Bộ Tài Chính áp dụng hình thức kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, tất cả các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế phải lập BCTC năm theo thông tư 133. Vậy lập BCTC theo thông tư 133 trên phần mềm HTKK được thực hiện như thế nào? Và có khác với thông tư 200 không?
Bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ tập trung hướng dẫn đến các bạn cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 trên phần mềm HTKK mới nhất.
1. Hệ thống báo cáo tài chính theo thông tư 133
Hệ thống BCTC áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục:
– Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01a – DNN;
+ Báo cáo hết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN;
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN.
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo mẫu số B01b – DNN thay cho mẫu số B01a – DNN;
Ngoài việc gửi BTCT doanh nghiệp còn phải lập và gửi thêm Bảng cân đối kế toán (Mẫu số F01 – DNN) cho cơ quan thuế.
* Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN).
Hệ thống BCTC áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục:
– Hệ thống BCTC năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ:
+ Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNSN;
+ Báo cáo hết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNSN;
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNSN.
– Báo cáo bắt buộc:
+ Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNNKLT;
+ Báo cáo hết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN;
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNNKLT.
* Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN)
2. Cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 133 trên HTKK
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm
Đầu tiên, các bạn cần mở phần mềm HTKK lên, sau đó nhập mã số thuế của đơn vị cần lập bộ báo cáo tài chính rồi bấm Đồng ý.
Bước 2: Chọn báo cáo tài chính
Sau khi màn hình chính của phần mềm hiện lên, cho mục Kê khai => Báo cáo tài chính => chọn “Bộ báo cáo tài chính (B01a-DNN) (TT 133/2016/TT-BTC) hoặc (B01b-DNN) (TT 133/2016/TT-BTC)“.
Bước 3: Chọn kỳ tính thuế | Báo cáo tài chính theo thông tư 133 trên HTKK
Sau khi chọn bộ báo cáo tài chính, cửa sổ Chọn kỳ tính thuế hiện lên. Tại đây các bạn có thể chọn năm tính thuế và các phụ lục kê khai.
+ Năm: Năm tài chính: Ví dụ: 2019
+ Từ ngày…đến ngày: Ví dụ: 01/01/2019-31/12/2019
+ Tích chọn “Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục”
+ Tích chọn: “KQHĐKD”, “LCTTGT hoặc LCTTTT”, ở ví dụ này chọn “LCTTGT”
(Lưu ý chỉ được chọn 1 trong 2 bảng lưu chuyển tiền tệ là LCTTTT (trực tiếp) và LCTTGT (gián tiếp).
Riêng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, chương trình bắt buộc phải kê khai các phụ lục: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo KQHĐKD.
+ Sau đó nhấn vào nút lệnh “Đồng ý” màn hình sẽ hiển thị ra một bảng kê với các phụ lục tương ứng với phụ lục bạn đã chọn.
XEM THÊM:
Xử lý tình huống thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133
Chia sẻ ví dụ về lập báo cáo tài chính hợp nhất năm mới nhất
Bước 4: Báo cáo tình hình tài chính năm (thuộc bộ BCTC mẫu số B01a – DNN) dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
– Ngày tháng năm: hệ thống tự động hiển thị theo Đến ngày–
– Người nộp thuế, Mã số thuế, Tên đại lý thuế (nếu có): Tự động hiển thị theo thông tin chung đã nhập tại menu Hệ thống/ Thông tin doanh nghiệp/ Người nộp thuế.
– Hỗ trợ lấy dữ liệu từ năm trước: mặc định không check. Nếu tích chọn ứng dụng hỗ trợ lấy dữ liệu từ cột <Số cuối năm> của năm trước liền kề sang cột <Số đầu năm> của năm nay.
– Các cột Chỉ tiêu, Mã số: Hiển thị theo tên các chỉ tiêu và mã số của Báo cáo tình hình tài chính năm (thuộc bộ BCTC mẫu số B01a – DNN) dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC.
– Cột Thuyết minh: Cho phép sửa, tối đa 50 ký tự. Ô checkbox “Tích chọn để nhập cột Thuyết minh”, mặc định là Không tích, nếu không thì khóa không cho nhập, tích chọn thì mở khóa cho nhập cột Thuyết Minh.
– Số cuối năm, Số đầu năm: cho phép nhập kiểu số tối đa 15 ký tự.
Tất cả các chỉ tiêu ban đầu nhận giá trị mặc định là 0.
Các chỉ tiêu :110, 121, 122, 123, 131, 132, 133, 134, 135, 141, 151,161, 170, 181, 182, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 411, 413, 416 => Nhập kiểu số >=0
Các chỉ tiêu: 124, 136, 142, 152, 162, 414 Nhập <= 0 hiển thị (…)
Các chỉ tiêu: 318, 319, 320, 412, 415, 417: Nhập âm dương
Các chỉ tiêu có công thức sẽ tự nhảy và không tự sửa.
Bước 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (thuộc bộ BCTC – mẫu số B01a – DNN) dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
01, 21, 31, 32, 51: Nhập kiểu số >=0
02: Nhập kiểu số >=0. Kiểm tra chỉ tiêu [02] <= chỉ tiêu [01]. Nếu không thỏa mãn cảnh báo vàng
10: Hỗ trợ tính theo công thức chỉ tiêu [10]= chỉ tiêu [01] – chỉ tiêu [02], không cho sửa, tổng có thể âm
11, 22: Nhập kiểu số âm dương
20: Hỗ trợ tính theo công thức chỉ tiêu [20]= chỉ tiêu [10]-chỉ tiêu [11], không cho sửa, tổng có thể âm
23: Nhập kiểu số âm dương, kiểm tra chỉ tiêu [23] <= chỉ tiêu [22], cảnh báo đỏ nếu không thỏa mãn
24: Nhập âm dương
30: Hỗ trợ tính theo công thức [30]= [20] + [21] – [22] – [24], không cho sửa, tổng có thể âm
40: Hỗ trợ tính theo công thức [40] = [31] – [32], không cho sửa, tổng có thể âm
50: Hỗ trợ tính theo công thức [50] = [30] + [40], không cho sửa, tổng có thể âm
60: Hỗ trợ tính theo công thức [60]=[50] – [51], không cho sửa, tổng có thể âm
Bước 6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm (thuộc bộ BCTC – mẫu số B01a – DNN) dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
– Tất cả các chỉ tiêu ban đầu nhận giá trị mặc định là 0.
– Các cột phải nhập: cột [Năm nay], [Năm trước]
Ứng dụng hỗ trợ lấy dữ liệu cột [Năm trước] của năm trước sang cột [Năm trước] của năm nay, cho sửa. Nếu sửa khác thì ứng dụng cảnh báo vàng “Số đầu năm của năm nay khác với Số cuối năm của năm trước”
– Cột “Thuyết minh”: cho phép nhập tối đa 50 ký tự.
– Các chỉ tiêu 01, 06, 24, 25, 31, 33, 60: Nhập kiểu số >=0, mặc định là 0
– Các chỉ tiêu 02, 03, 04, 05, 07, 21, 23, 32, 34, 35: Nhập <= 0 hiển thị (…), mặc định là 0
Các chỉ tiêu: 22, 61 Nhập âm dương
Các chỉ tiêu có công thức sẽ tự nhảy và không tự sửa.
*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
01: Nhập âm, dương
02: Hỗ trợ tính [02]=[03]+[04]+[05]+[06]+[07]+[08], không cho sửa, tổng có thể âm
03, 07: Nhập >=0
04, 05, 06, 08: Nhập âm dương
09: Hỗ trợ tính theo công thức [09]=[10]+[11]+[12]+[13]+[14]+[15]+[16]+[17]+[18], không cho sửa, tổng có thể âm
10, 11, 12, 13, 14:Nhập âm, dương
15, 16, 18: Nhập kiểu số <=0
17: Nhập kiểu số >=0
20: Hỗ trợ tính theo công thức [20]=[01]+[02]+[09], không cho sửa, tổng có thể âm
21, 23: Nhập <=0, hiển thị (…)
22: Nhập âm dương
24, 25: Nhập kiểu số >=0
30: Hỗ trợ tính theo công thức [30]=[21]+[22]+[23]+[24]+[25], không cho sửa, tổng có thể âm
31, 33: Nhập kiểu số >=0
32, 34, 35: Nhập <=0, hiển thị (…)
40: Hỗ trợ tính theo công thức [40]=[31]+[32]+[33]+[34]+[35], không cho sửa, tổng có thể âm
50: Hỗ trợ tính theo công thức [50]=[20]+[30]+[40], không cho sửa, tổng có thể âm
60: Nhập kiểu số >=0
61: Nhập âm dương
70: Hỗ trợ tính theo công thức [70] = [50]+[60]+[61], không cho sửa, tổng có thể âm
Bước 7: Bảng cân đối tài khoản năm (thuộc bộ BCTC – mẫu số B01a – DNN) dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
– Các tài khoản đầu 214 (2141,2142,2143,2147), 229(2291,2292,2293,2294): Dư Có cuối kỳ = Dư Có đầu kỳ + Phát sinh Có – Phát sinh Nợ. Cho phép âm dương, nếu = âm thì ứng dụng cảnh báo đỏ “Số dư có không âm”, chặn không cho nhập hoặc hiển thị Số dư Nợ.
– Tài khoản 419: Dư Nợ cuối kỳ = Dư Nợ đầu kỳ + Phát sinh Nợ – Phát sinh Có, cho phép âm dương, nếu = âm thì ứng dụng cảnh báo đỏ “Số dư Nợ không âm”, chặn không cho nhập hoặc hiển thị Số dư Có.
– Tài khoản 413: Chặn không cho nhập Số dư Nợ/ Có cuối kỳ. Cho phép nhập >=0 số dư Nợ/ Có đầu kỳ và số phát sinh Nợ/ Có trong kỳ.
– Các tài khoản còn lại:
+ Đối với các tài khoản đầu 1, đầu 2 (Trừ TK lưỡng tính và TK đặc biệt): tính toán theo CT: sẽ có Số dư bên Nợ, khóa bên Có, cảnh báo đỏ trường hợp dư Nơ âm “Số dư Nợ không âm”. (Dư Nợ cuối kỳ = Dư Nợ đầu kỳ – Dư Có đầu kỳ + Phát sinh Nợ – Phát sinh Có.)
+ Đối với các tài khoản đầu 3, đầu 4 (Trừ TK lưỡng tính và TK đặc biệt): sẽ có Số dư bên Có, khóa bên Nợ, cảnh báo đỏ trường hợp dư Có âm “Số dư Có không âm” . (Dư Có cuối kỳ = Dư Có đầu kỳ – Dư Nợ đầu kỳ + Phát sinh Có – Phát sinh Nợ)
+ Riêng đối với tài khoản lưỡng tính: 131, 138, 1381, 1386, 1388, 331, 333, 3331, 33311, 33312, 3332, 3333, 3334, 3335, 3336, 3337, 3338, 33381, 33382, 3339, 334, 338, 3381, 3382, 3383, 3384, 3385, 3386, 3387, 3388, 4112, 421, 4211, 4212, thì: Số dư đầu kỳ; Số phát sinh trong kỳ; Số dư cuối kỳ: Cho phép nhập cả dư nợ, dư có.
Bước 8: Kết xuất báo cáo tài chính file XML để nộp cơ quan thuế | Báo cáo tài chính theo thông tư 133 trên HTKK
– Sau khi nhập xong tất cả dữ liệu
– Chọn: “Ghi”
Màn hình hiện thị đã ghi dữ liệu thành công là xong
Chọn “Kết xuất XML” và lưu ra một vị trí nào đó trong máy tính để gửi dữ liệu qua mạng cho cơ quan thuế
Chú ý: không được thay đổi định dạng tên file.
Trên đây, Kế Toán Việt Hưng đã hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo tài chính doanh nghiệp theo thông tư 133 trên HTKK mới nhất. Để làm báo cáo tài chính nhanh và chính xác các bạn nên tham gia khóa học làm báo cáo tài chính chuyên sâu của Kế Toán Việt Hưng để nâng cao kinh nghiệm thực tế nhanh nhất.
Chúc các bạn thành công!