Khóa học kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón

Đánh giá

Hotline 1: 0988.680.223 - Hotline 2: 0912.929.959 

Lớp học có giáo viên
3.200.000
TỰ HỌC + Hỗ trợ 24/7
2.250.000

KHUYẾN MẠI
  • Phần mềm hóa đơn điện tử ViVoice
  • Phần mềm kế toán quản trị ViMac
  • Học thử miễn phí
  • Đăng ký 01 khóa học tặng kèm 01 khóa miễn phí
  • Giảm 10% khi đăng ký từ 02 khóa (cùng hình thức học) 
  • Tặng phần mềm kế toán Misa Enterprise
  • Trắc nghiệm, kiểm tra kiến thức kế toán miễn phí
  • Tặng bộ giáo trình kế toán Online đầy đủ Video, Tài liệu
  • Hỗ trợ tìm việc làm
CAM KẾT
  • Học xong chắc chắn sẽ thành thạo nghề
  • Không giới hạn số buổi - thời gian học
  • Giải đáp, hỗ trợ miễn phí trọn đời
  • Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm thực chiến
  • Được đổi giáo viên, giờ học, khóa học
  • Giáo trình chứng từ sống, cập nhật mới nhất
  • Chất lượng hàng đầu, không đâu bằng được

 

Lớp học có giáo viên
3.200.000
TỰ HỌC + Hỗ trợ 24/7
2.250.000

Hotline: 0988.680.223  -  0912.929.959

Bạn đang tìm kiếm khóa học kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón chuyên sâu, cập nhật kiến thức mới nhất? Hãy tham gia ngay khóa học từ Trung tâm Kế Toán Việt Hưng! Khóa học được thiết kế dành riêng cho kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón, giúp bạn làm chủ mọi quy trình tài chính, từ ghi nhận chi phí, quản lý dòng tiền đến lập báo cáo tài chính chính xác. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình!

1. Số dư đầu kỳ kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón

– Hướng dẫn cụ thể, đầy đủ các thông tin khai báo ban đầu như các bộ phận (phòng kinh doanh, phòng nghiên cứu và phát triển, xưởng sản xuất), khách hàng, nhà cung cấp, thông tin nhân viên,…

– Hướng dẫn khai báo mã nguyên vật liệu, theo dõi báo cáo tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm, và thành phẩm là các loại phân bón (hữu cơ, vô cơ, vi sinh).

– Theo dõi Công cụ dụng cụ, tài sản cố định đầu kỳ.

– Khai báo đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng tập hợp chi phí là các loại sản phẩm phân bón theo các dòng sản phẩm như phân bón hữu cơ, vô cơ và vi sinh.

– Cập nhật giá trị chi phí dở dang đầu kỳ cho các thành phẩm phân bón.

– Cập nhật toàn bộ các tài khoản trên cân đối tài khoản cuối năm trước chuyển sang năm nay.

2. Phát sinh trong kỳ kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón

PHẦN 1: Về Nguyên vật liệu sản xuất phân bón

– Hướng dẫn tạo mã Nguyên vật liệu chính: các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón hữu cơ (phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc, phân gà,…), phân vô cơ (đạm, lân, kali, SA,…), và phân vi sinh (chế phẩm vi sinh vật, men vi sinh,…).

+ Phân bón hữu cơ: gồm phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ khoáng, và các chế phẩm sinh học khác.

+ Phân bón vô cơ: phân đạm, phân lân, phân kali và các loại phân vô cơ khác.

+ Phân bón vi sinh: sử dụng vi sinh vật có lợi như vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali,…

– Phân loại nguyên vật liệu sản xuất phân bón theo nguồn gốc:

+ Nguồn gốc động vật: phân gia súc, phân gà,…

+ Nguồn gốc thực vật: phế phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, bã mía, thân cây ngô,…).

+ Nguồn gốc khoáng chất: đạm, lân, kali, và các khoáng chất khác.

+ Phụ phẩm nông nghiệp: phế phẩm thu hoạch, chế biến nông sản.

– Phân loại theo tính chất:

+ Thô: nguyên liệu chưa qua xử lý (phân tươi, phế phẩm nông nghiệp).

+ Tự chế: nguyên liệu đã được chế biến thành phân compost, phân sinh học.

+ Khoáng: các loại khoáng chất như lân, kali, magie,… dùng để sản xuất phân vô cơ.

– Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất phân bón.

– Nhập mua nguyên vật liệu qua kho: Trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau (mục đích xử lý âm kho). Về hạch toán và về mặt hồ sơ chứng từ.

– Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại kho.

– Trị giá sản phẩm phụ thu hồi (phế phẩm sau quá trình sản xuất phân bón có thể sử dụng lại hoặc bán).

– Hướng dẫn lập lệnh sản xuất, xuất kho nguyên vật liệu theo lệnh sản xuất (theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 200).

– Các cách xử lý âm kho vật tư trong trường hợp vật tư chưa về nhưng sản xuất đã tiến hành.

– Hướng dẫn lập các mẫu mua nguyên vật liệu không có hóa đơn, hồ sơ chứng minh được nguồn gốc nguyên vật liệu sản xuất phân bón (hữu cơ, vô cơ, vi sinh).

– Hợp đồng nguyên tắc, bảng kê, chứng từ liên quan trong khâu xử lý nguyên vật liệu sản phẩm của công ty sản xuất phân bón.

PHẦN 2: Về Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước

– Phân loại công cụ dụng cụ (CCDC):

+ CCDC cho mảng sản xuất: Bao gồm các thiết bị dùng trong sản xuất phân bón như máy trộn phân, máy sấy, máy nghiền, thùng chứa, cân đo, băng chuyền sản xuất,…

+ CCDC cho quản lý: Bao gồm các thiết bị văn phòng, máy tính, phần mềm kế toán, hệ thống quản lý sản xuất,…

– Theo dõi và phân bổ chi phí:

+ Chi phí CCDC trong quá trình sản xuất phân bón sẽ được theo dõi và phân bổ dựa trên vòng đời sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất phân bón hữu cơ, vô cơ và vi sinh.

+ Hạch toán và ghi tăng CCDC: CCDC được hạch toán và phân bổ cho các mảng khác nhau như quản lý và sản xuất.

+ Cơ sở phân bổ chi phí: Dựa vào mức độ sử dụng của từng mảng sản xuất hoặc quản lý. Ví dụ: tỉ lệ sử dụng CCDC trong quá trình sản xuất phân hữu cơ và vi sinh có thể nhiều hơn so với phân bón vô cơ.

– Chi phí trả trước:

Các chi phí trả trước liên quan đến hợp đồng mua nguyên liệu, công cụ dụng cụ, hoặc các dịch vụ hỗ trợ sản xuất phân bón sẽ được phân bổ vào các mảng sản xuất và quản lý. Chi phí trả trước cũng có thể bao gồm các hợp đồng mua máy móc sản xuất hoặc thuê dịch vụ hỗ trợ.

PHẦN 3: Về Tài sản cố định

– Phân loại tài sản cố định (TSCĐ):

+ TSCĐ cho mảng sản xuất (như máy trộn công suất lớn, máy ép viên, hệ thống sấy khô,…)

+ TSCĐ cho quản lý (như văn phòng, thiết bị quản lý, phần mềm hệ thống,…)

– Hạch toán và ghi tăng TSCĐ:

+ TSCĐ sẽ được phân bổ và hạch toán vào mảng sản xuất hoặc quản lý dựa trên mức độ sử dụng.

+ Cơ sở phân bổ chi phí khấu hao: Tỉ lệ phân bổ dựa trên thời gian sử dụng thực tế của tài sản trong quá trình sản xuất phân bón. Máy móc sản xuất phân bón thường có thời gian khấu hao ngắn hơn do hoạt động liên tục.

– Cơ sở trích khấu hao TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất phân bón sẽ dựa trên chu kỳ sản xuất và mức độ sử dụng. Các thiết bị trong xưởng sản xuất phân hữu cơ hoặc vi sinh thường có mức khấu hao cao hơn so với thiết bị quản lý.

– Theo dõi khấu hao chi phí: Theo dõi định kỳ và cập nhật vào chi phí sản xuất hoặc quản lý dựa trên mức độ sử dụng thực tế.

– Quản lý quá trình vận chuyển: Đối với việc vận chuyển NVL hoặc phân bón thành phẩm, cần theo dõi chi phí và thời gian vận chuyển từ nơi sản xuất đến kho hoặc khách hàng.

– Hồ sơ và thủ tục thanh lý TSCĐ và lập biên bản thanh lý.

PHẦN 4: Về Định mức sản xuất phân bón

– Phân biệt các loại hình sản xuất phân bón bắt buộc có định mức:

+ Đối với ngành sản xuất phân bón, các doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ, phân vô cơ và phân vi sinh đều phải thiết lập định mức nguyên liệu đầu vào để tính toán giá thành sản phẩm

+ Ví dụ: lượng nguyên liệu như phân gia súc, phân hữu cơ hoặc các hợp chất vô cơ cần thiết để sản xuất mỗi tấn phân bón.

Thiết lập mã thành phẩm và định mức trên phần mềm kế toán

Báo cáo chênh lệch giữa xuất dùng thực tế và định mức giúp phát hiện các sai lệch trong quá trình sản xuất.

Chi tiết về định mức và xây dựng định mức sản phẩm

PHẦN 5: Về Giá thành sản xuất phân bón

– Đối tượng tính giá thành: Giá thành của 1 tấn phân bón hữu cơ, 1 tấn phân bón vô cơ, 1 tấn phân vi sinh, chi phí sản xuất theo từng loại nguyên liệu đầu vào và quá trình sản xuất ra từng loại sản phẩm phân bón.

– Hạch toán chi phí sản xuất: Hạch toán chi tiết cho từng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ, vô cơ và vi sinh, bao gồm các hoạt động thu gom nguyên liệu, chế biến, ủ và xử lý phân.

– Phân bổ chi phí sản xuất: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại phân bón dựa trên quá trình sản xuất, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu, chi phí năng lượng, và các yếu tố đầu vào khác.

– Đánh giá chi phí dở dang: Xác định và đánh giá chi phí sản phẩm dở dang theo từng công đoạn sản xuất hoặc theo từng lô hàng đang trong quá trình xử lý.

– Lập và quản lý quy trình tính giá thành: Lập bảng giá thành theo tháng dựa trên các yếu tố chi phí phát sinh thực tế từ sản xuất và quản lý.

– Tập hợp chi phí sản xuất: Thu thập và tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm nguyên liệu, nhân công, và chi phí quản lý chung.

– Kết chuyển chi phí phát sinh: Chuyển các chi phí phát sinh trong kỳ để tính vào giá thành sản phẩm hoàn thiện, bao gồm cả chi phí sản xuất liên quan đến các dịch vụ phụ trợ.

– Xây dựng giá thành sản phẩm: Thiết lập giá thành cho từng loại sản phẩm phân bón hữu cơ, vô cơ và vi sinh sau khi hoàn thành quá trình sản xuất.

– Tính giá thành thực tế của sản phẩm: Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm phân bón hoàn thiện và nhập kho hoặc tiêu thụ ngay.

– Tính tỷ lệ và hệ số: Đối với các doanh nghiệp sản xuất có yêu cầu tính tỷ lệ hoặc hệ số sản phẩm, cần lập bảng phân tích và xác định rõ ràng.

– Chú ý khi sửa lỗi và kiểm tra: Kiểm tra quá trình tính toán giá thành để phát hiện và sửa các lỗi sai, đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính.

PHẦN 6: Về Kho 

–Theo dõi kiểm tra vật tư chạm tới mức tồn kho tối thiểu để doanh nghiệp có kế hoạch nhập hàng sớm như than bùn, vôi, phân động vật, vi sinh, hóa chất,…

– Lập báo cáo kho nguyên vật liệu và sản phẩm, đối chiếu kho hàng hóa so với BCTC.

– Quản lý số lượng tồn kho tối thiểu của nguyên vật liệu sản xuất phân bón.

– Theo dõi báo cáo kho theo nhóm và loại vật tư.

– Theo dõi báo cáo kho thành phẩm, đối chiếu kho thành phẩm so với BCTC.

– Theo dõi thời hạn sử dụng của các nguyên vật liệu trong kho và có kế hoạch sử dụng trước khi hết hạn.

– Hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến lưu kho, như chi phí điện, bảo quản, thuê kho bãi…

– Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm trong kho.

PHẦN 7: Về Các loại chi phí khác

– Chi phí cho dịch vụ phụ trợ: Hạch toán chi phí cho các dịch vụ khác như vận hành máy móc, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống tưới tiêu, và các thiết bị sản xuất khác.

– Tính toán và phân bổ chi phí môi trường, đặc biệt phân vi sinh và hưu cơ như xử lý chất thải, nước thải, khí thải…

– Hạch toán chi tiết chi phí năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất (điện, nước, nhiên liệu vận hành máy móc…) và phân bổ vào giá thành từng loại phân bón

– Hạch toán CP nghiên cứu và phát triển (R&D) và phân bổ vào giá thành (nếu có)

– Hạch toán chi phí duy trì và vận hành phòng thí nghiệm hoặc thuê đơn vị kiểm định (nếu có)

– Hạch toán chi phí kiểm tra và đảm bảo chất lượng riêng và phân bổ vào giá thành sản phẩm.

– Hạch toán các khoản chi phí bán hàng như tiếp thị, quảng cáo, vận chuyển sản phẩm,…

– Thực hiện đăng ký chứng nhận hợp chuẩn và kiểm định định kỳ các sản phẩm bắt buộc.

– Lập báo cáo chi phí theo từng sản phẩm và theo quy trình sản xuất

PHẦN 8: Về Công nợ, tiền mặt và ngân hàng

– Theo dõi và ghi nhận các khoản phải thu từ khách hàng/ phải trả nhà cung cấp

– Theo dõi và ghi nhận lãi vay ngân hàng và các chi phí tài chính liên quan đến việc vay vốn phục vụ sản xuất.

– Lập kế hoạch thu hồi công nợ/ thanh toán nợ

– Lập biên bản kiểm kê quỹ và xử lý các chênh lệch nếu có

– Lập phiếu thu, phiếu chi

– Hạch toán chi tiết các khoản thu, chi tiền mặt trong quá trình sản xuất và hoạt động hàng ngày.

– Theo dõi và ghi nhận các khoản thu chi tiền mặt/ ngân hàng

– Theo dõi số dư tài khoản ngân hàng, đảm bảo không có sự chênh lệch giữa sổ sách kế toán và sao kê ngân hàng.

– Theo dõi và hạch toán các khoản vay ngắn hạn, dài hạn từ ngân hàng.

– Đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng với sao kê hàng tháng, xử lý các chênh lệch (nếu có).

– Hạch toán các giao dịch thanh toán quốc tế liên quan đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu (nếu doanh nghiệp có mua hàng từ nhà cung cấp nước ngoài).

PHẦN 9: Về Tiền lương và BHXH 

– Lập hồ sơ chứng từ / các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp về tiền lương

– Cách tính & xây dựng mức tạm ứng lương linh hoạt

– Lập tỷ lệ trích lương, các khoản trích bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN & các khoản bảo hiểm khác).

– Lập bảng lương, các công thức lập nhanh bảng lương trong Excel. Hướng dẫn hạch toán lương theo bộ phận.

– Lập các hợp đồng lao động theo phương pháp theo dõi nhanh và khoa học thuộc các bộ phận khác nhau (như bộ phận sản xuất phân bón, quản lý, và hỗ trợ).

– Hạch toán phân bổ tiền lương cho từng bộ phận liên quan trong sản xuất phân bón.

– Hạch toán chi phí đào tạo cho nhân viên tham gia các khóa học về kỹ thuật sản xuất phân bón mới hoặc nâng cao kỹ năng quản lý. 

– Ghi nhận và hạch toán các khoản chi phí hoa hồng trả cho:

+ Nhân viên bán hàng trực tiếp được tính dựa trên doanh số bán hàng hoặc số lượng sản phẩm phân bón đã tiêu thụ. 

+ Các đại lý phân phối sản phẩm phân bón được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng hoặc sản phẩm được phân phối thành công.

– Trích nộp phí công đoàn (công ty có số lượng lao động từ 10 người trở lên).

– Hạch toán tiền BHXH trích theo lương của từng bộ phận sản xuất.

– Ghi nhận và phân bổ tiền công cho công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất phân bón và cán bộ quản lý giám sát các quy trình sản xuất.

– Cân đối Các chỉ tiêu liên quan hạch toán BHXH so với thông báo của BHXH.

– Cân đối tiền lương so với báo cáo quyết toán thuế TNCN, so với tờ khai thuế TNCN hàng tháng, quý  giảm thiểu rủi ro phát sinh từ sai sót về thuế.

3. Các loại thuế trong doanh nghiệp sản xuất phân bón

Thuế GTGT:

– Lập tờ khai thuế GTGT trên phần mềm, đẩy sang HTKK, thiết lập các thông số thuế trên phần mềm, cách kiểm tra đối chiếu chỉ tiêu thuế trên phần mềm MiSa trước khi lập tờ khai thuế chính xác, cách soát lỗi sai sót và sửa lỗi sai.

– Hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT theo tháng, quý.

– Cung cấp hướng dẫn xử lý các tình huống điều chỉnh sai sót của tờ khai trong quá khứ và cách điều chỉnh cho chính xác, giải quyết các lỗi sai trong quá trình kê khai.

– Đối với các sản phẩm phân bón hữu cơ, vô cơ và vi sinh, những sản phẩm thuộc danh mục phân bón không chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp sản xuất phân bón ở các khu vực kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể được miễn thuế GTGT và thuế TNDN.

=> Chính sách nhà nước hiện tại khuyến khích các doanh nghiệp phát triển ngành sản xuất phân bón, hỗ trợ thông qua các ưu đãi thuế.

Thuế TNDN:

– Hướng dẫn lập tờ khai thuế TNDN cuối năm, cách sử dụng HTKK để điền các chỉ tiêu cần thiết.

– Cung cấp hướng dẫn về các phụ lục miễn giảm thuế trong những trường hợp đặc biệt, như ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ, vô cơ, vi sinh đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai thuế TNDN khi lập lại báo cáo tài chính (BCTC). Trong trường hợp lập lại BCTC, cần lập tờ khai điều chỉnh thuế TNDN phù hợp.

Thuế TNCN:

– Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân (MST).

– Hướng dẫn làm các thủ tục giảm trừ gia cảnh cho người lao động trong công ty sản xuất phân bón.

– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý.

– Hướng dẫn lập quyết toán thuế TNCN cuối năm kèm với bộ báo cáo tài chính.

– Hạch toán giấy nộp tiền các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài.

– Hướng dẫn hạch toán nộp các loại thuế, xử lý phạt chậm nộp hoặc phạt thuế sau kỳ thanh kiểm toán thuế.

Các loại thuế khác:

– Cập nhật các thông tư và nghị định liên quan đến ngành sản xuất phân bón, đặc biệt là các quy định về thuế GTGT, TNDN, thuế bảo vệ môi trường và các chính sách ưu đãi thuế.

– Kê khai và nộp thuế môn bài hàng năm

– Lập và báo cáo định kỳ các chỉ số về bảo vệ môi trường (thuộc nhóm sản phẩm không chịu thuế bảo vệ môi trường).

– Trích lập tối đa 10% lợi nhuận trước thuế cho quỹ phát triển khoa học công nghệ (1 số trường hợp miễn thuế khoản trích lập).

– Chi tiết các chính sách ưu đãi về thuế và miễn thuế cho khoản tiền trích lập vào quỹ.

4. Công việc cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón

– Ý nghĩa của các chỉ tiêu trên cân đối tài khoản lên Báo cáo tài chính (BCTC).

– Lập hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nằm trong bộ BCTC.

– Hoàn thiện bộ BCTC đầy đủ:

– Rà soát và đối chiếu các chỉ tiêu trên Bảng cân đối tài khoản.

+ Lập Bảng cân đối kế toán, với trọng tâm là việc ghi nhận và điều chỉnh các khoản mục liên quan đến tài sản cố định (TSCĐ), hàng tồn kho, và chi phí sản xuất phân bón.

+ Lập BC kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm việc phân tích doanh thu từ các loại phân bón hữu cơ, vô cơ và vi sinh.

+ Lập BC lưu chuyển tiền tệ, đặc biệt lưu ý đến dòng tiền liên quan đến mua sắm nguyên liệu và chi phí sản xuất.

+ Lập Thuyết minh BCTC, giải thích các biến động chi phí và doanh thu, nhất là các khoản chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong ngành phân bón.

– Cách rà soát – đối chiếu sổ sách các sổ tài khoản & bảng cân đối kế toán liên quan đến quy trình sản xuất và phân phối phân bón.

– Rà soát và xác nhận số liệu giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh và tài chính.

– Kiểm tra các chi phí phát sinh từ các dự án sản xuất, thử nghiệm sản phẩm mới chưa hoàn thành và xác định giá trị còn lại, nếu có.

– Rà soát và điều chỉnh giá trị TSCĐ liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón.

– Kinh nghiệm thanh tra trong công ty, đặc biệt tập trung vào việc quản lý công nợ, doanh thu từ các kênh phân phối và ghi nhận chi phí sản xuất.

– Hướng dẫn các thông tư và nghị định cần đọc, đặc biệt là các quy định liên quan đến ngành phân bón.

– Kinh nghiệm soạn hồ sơ một cách khoa học và chuẩn xác nhất để phục vụ cho công tác kiểm toán và quyết toán thuế.

– Chia sẻ kinh nghiệm cần chuẩn bị trước khi CQT xuống quyết toán đối với lĩnh vực sản xuất phân bón, bao gồm việc lưu trữ hồ sơ về nguồn nguyên liệu và chi phí sản xuất.

Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức và trở thành chuyên gia kế toán doanh nghiệp sản xuất phân bón với khóa học từ Kế Toán Việt Hưng! Theo dõi ngay Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và dịch vụ kế toán đa lĩnh vực. Đăng ký ngay hôm nay, thành công ngay trong tầm tay bạn! 

Doanh nghiệp

Hình thức học

,

Học thử miễn phí trên Giáo trình kế toán online của Kế Toán Việt Hưng tại link này:

https://ketoanviethung.com/course/view.php?id=335

Học viên đánh giá

Lợi ích của khóa học

Nắm vững quy trình kế toán cho doanh nghiệp sản xuất phân bón 

Hiểu rõ cách quản lý và ghi nhận chi phí sản xuất, nguyên liệu, và TSCĐ.

Thành thạo lập báo cáo tài chính năm.

Nắm bắt kỹ năng kiểm tra, rà soát số liệu chính xác và nộp đúng hạn.

Cải thiện kỹ năng quản lý công nợ, doanh thu và kiểm soát chi phí phát sinh từ các dự án sản xuất.

Hiểu rõ các quy định luật thuế, kế toán áp dụng cho ngành sản xuất phân bón.

Tự tin xử lý hồ sơ quyết toán thuế, sổ sách và chuẩn bị đầy đủ trước khi CQT kiểm tra.

Tăng cường kỹ năng phân tích tài chính, hỗ trợ ra quyết định quản lý hiệu quả cho DN.

Giảng viên tiêu biểu