Học kế toán tổng hợp vận tải chuyên sâu | Để làm tốt nhất cho công việc kế toán tổng hợp vận tải nâng cao bạn cần hiểu rõ hết được tất cả các công việc của một kế toán trong loại hình này. Không những là làm sao để lập được báo cáo tài chính hợp lý, xây dựng được hệ thống định mức dầu Diesle. Mà bên cạnh đó bạn cần phải có một kiến thức chuyên sâu, kiến thức chuyên sâu này gồm những gì. Kế toán Việt Hưng xây dựng khóa học kế toán tổng hợp nâng cao sẽ giúp bạn hiểu hơn nhiều về doanh nghiệp vận tải mà mình đang làm.
1. Nội dung đầu kỳ kế toán công ty vận tải
BƯỚC 1: Khai báo thông tin phòng ban, nhân viên, Khách hàng, nhà cung cấp – Cách khai báo khoa học, cách cập nhật từ file excel lên phần mềm, cách đối chiếu lại thông tin.
BƯỚC 2: Hướng dẫn cập nhật Bảng phân bổ công cụ dụng cho bộ phận quản lý và bộ phận dịch vụ Vận Tải.
BƯỚC 3: Hướng dẫn cập nhật bảng trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận dịch vụ Vận Tải , cho bộ phận quản lý.
BƯỚC 4: Hướng dẫn cập nhật công nợ phải thu của khách hàng.
BƯỚC 5: Hướng dẫn cập nhật công nợ phải trả của nhà cung cấp
BƯỚC 6: Cập nhật thông tin số dư trên Cân đối tài khoản.
2. Xử lý số liệu số dư đầu kỳ kế toán công ty vận tải
PHẦN 1: Doanh thu dịch vụ Vận Tải
Tạo mã dịch vụ là cước xe từng chuyến thuộc xe nào chạy: Vừa quản lý cho nội bộ, vừa quản lý cho bên mảng thuế
Hạch toán chi tiết doanh thu dịch vụ Vận Tải
Hạch toán doanh thu khác như doanh thu cho thuê xe ( Nếu có)
Doanh thu từ bán thanh lý TSCĐ
PHẦN 2: Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước trong công ty dịch vụ Vận Tải
Về công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ trong vận tải như: Lốp, máy móc, CCDC khác
Hướng dẫn mua và ghi tăng công cụ dụng cụ
Hướng dẫn phân bổ CCDC trong vận tải
Về chi phí trả trước
Các chi phí khác trong vận tải như là chi phí thuê kho bãi, chi phí đường bộ, chi phí bảo hiểm xe… Các chi phí này là chi phí trả trước cần phân bổ
Cân đối, đối chiếu chi phí trả trước, chi phí phân bổ CCDC trong công ty vận tải.
Đối chiếu bảng phân bổ CCDC so với báo cáo tài chính, cách đối chiếu và sửa lỗi sai sót.
PHẦN 3: Về tài sản cố định trong công ty Vận Tải
Hướng dẫn mua Tài sản cố định: TSCĐ chính trong vận tải là Xe ô tô. Khi mua xe ngoài giá trị TSCĐ còn có các loại chi phi đi kèm như nộp phí trước bạ của việc mua xe, chi phí khác.
⇒ Hướng dẫn hạch toán hình thành TSCĐ. Tổng hợp nguyên giá xe khi mua.
Hướng dẫn ghi tăng TSCĐ
Hướng dẫn trích khấu hao TSCĐ, TSCĐ là xe được chia ra phân bổ vào từng chuyến cước vận chuyển cho hợp lý
Thanh lý TSCĐ, hồ sơ thanh lý
Đối chiếu bảng trích khấu hao TSCĐ so với báo cáo tài chính. Cách đối chiếu và sửa lỗi sai sót.
PHẦN 4: Về các chi phí mua ngoài khác
Hướng dẫn các chi phí quản lý: Chi phí tiếp khách
Hồ sơ chi phí, định mức chi phí xăng xe cho quản lý
Chi phí văn phòng phẩm và các chi phí khác
Chi phí trang phục trong dịch vụ Vận Tải
Chi phí vận chuyển trong công ty Vận Tải: Hạch toán trong trường hợp công ty nhận dịch vụ nhưng thuê lại bên trung gian vận chuyển
PHẦN 5: Về chi phí tiền lương, BHXH trong công ty Vận Tải
Phân biệt lương từng bộ phận, hồ sơ lương của bộ phận có BHXH
Lập bảng lương cho bộ phận văn phòng, quản lý, lương giáo viên có BHXH
Lương thời vụ, lương cộng tác viên trong công ty dịch vụ Vận Tải
Lương cho lái xe, lương cho phụ xe, và cách làm hợp đồng cho phụ xe và lái xe
PHẦN 6: Ngân hàng và quỹ tiền mặt
Hướng dẫn cân đối công nợ phải thu, công nợ phải trả cho nhà cung cấp
Hướng dẫn cân đối nguồn vốn và tiền mặt
Hướng dẫn đối chiếu ngân hàng
PHẦN 7: Định mức trong công ty vận tải
Hướng dẫn hạch toán dầu DO trong công ty vận tải
Hướng dẫn lập định mức dầu DO theo chuyến, theo cung đường trong công ty vân tải
Theo dõi định mức theo xe
PHẦN 8: Về Tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ, kết chuyển lãi lỗ
Xác định kỳ tính giá thành chuẩn trong dịch vụ Vận Tải
Tập hợp chi phí trực tiếp theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133
Phân bổ chi phí chung vào dịch vụ Vận Tải
Cân đối giá vốn theo từng chuyến thuộc xe
So sánh Doanh thu theo từng chuyến thuộc xe
So sánh giá vốn theo từng chuyến thuộc từng xe
Điều chỉnh tỷ trọng doanh thu/giá vốn của từng chuyến
PHẦN 8: Về Thuế GTGT trong công ty Vận tải.
Lập tờ khai thuế 01/ GTGT. Lập bảng kê mua vào – Bán ra
Khấu trừ thuế GTGT
Cân đối thuế GTGT giữa tờ khai và báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập điều chỉnh thuế GTGT nếu sai sót
PHẦN 9: Về thuế TNDN
Lập quyết toán thuế TNDN
Hướng dẫn hạch toán thuế TNDN tạm tính
Hướng dẫn đối chiếu lại điều chỉnh thuế TNDN sau khi quyết toán TNDN cuối năm
Hướng dẫn lập tờ khai QT thuế TNDN điều chỉnh (Với trường hợp lập lại BCTC)
3. Báo cáo cuối kỳ kế toán công ty vận tải
BƯỚC 1: Cân đối hệ thống lại toàn bộ các chỉ tiêu trên CĐTK trước khi lên BCTC
BƯỚC 2: Tính thuế TNDN trước khi lập Cân đối tài khoản.
BƯỚC 3: Lập Báo cáo tài chính đầy đủ gồm cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
BƯỚC 4: Hướng dẫn hệ thống in ấn, in nhanh, kết xuất sổ sách ra excel. Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ – tìm nhanh hồ sơ nhất với công ty dịch vụ vận tải.
Với kinh nghiệm 15 năm đào tạo dạy học kế toán Online cho hơn 20.000 học viên toàn quốc Kế toán Việt Hưng tự hào là nơi gửi trao tinh hoa kế toán Việt trọn vẹn đến các bạn học viên đăng ký tham gia học – luôn đồng hành hỗ trợ giúp đỡ các bạn vững bước tiến thành công trên con đường làm nghề kế toán. CAM KẾT 100% ĐẦU RA sau khóa học kế toán tổng hợp vận tải nâng cao này.
THAM KHẢO:
Khóa học thực hành kế toán Vận tải dành cho Người mới bắt đầu
Bên mình làm vận tải hàng hóa. Hàng ngày mình chạy các chuyến cho 1 đơn vị, cuối tháng xuất 1 hóa đơn thì hàng ngày trên MISA mình vẫn phải lập chứng từ bán hàng (không kèm hóa đơn) và cuối tháng khi xuất hóa đơn thì mình sẽ lập hóa đơn từ các chứng từ bán hàng hàng ngày đó ạ?
Hay là chỉ cần khi nào xuất hóa đơn thì mình tập hợp các chuyến luôn lên luôn 1 hóa đơn cuối tháng đó (hóa đơn vẫn liệt kê tất cả các chuyến), và kèm lập bảng kê có ngày tháng chạy của từng chuyến ở ngoài?
Đối với xăng dầu cũng vậy ạ, nếu cây xăng xuất 1 hóa đơn tổng hợp thì hàng ngày mình có phải vào chứng từ mua hàng để ghi nhận theo từng lần đổ và cuối tháng ghi nhận hóa đơn tổng hợp xăng dầu? hay khi nào có hóa đơn xăng dầu thì mình ghi nhận 1 lần luôn ạ?
Bên vận tải là thuộc ngành dịch vụ, ngành dịch vụ cuối tháng đối chiếu và xuất được đối với đơn vị phát sinh nhiều, còn đơn vị phát sinh ít thường thuế sẽ yêu cầu xuất luôn trong ngày khi hoàn thành chuyến. Còn bạn làm cách nào cũng dc, tuỳ theo yêu cầu quản lý, bạn làm thế nào bạn tiện theo dõi nhất là được bạn nhé. Còn hoá đơn mua vào thì thường cuối tháng bạn ghi nhận tổng hợp 1 phiếu theo Hđ và có chi tiết từng lần đổ càng tốt bạn nhé.
tự học là dạy trên misa ah add
Chào bạn, Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được tư vấn chi tiết về hình thức học nhé
tư vấn cho mình khóa vận tải này
Chào bạn, Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0988.680.223 để được tư vấn chi tiết về hình thức học nhé