Xử lý tình huống thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm

Thu nhập tính thuế TNDN – Xử lý tình huống thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm – Tính thuế thu nhập doanh nghiệp là công việc kế toán bắt buộc phải làm mỗi quý hay cuối mỗi năm tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các bạn kế toán vẫn khá lúng túng không biết xử lý thế nào khi năn trước hoạt động lỗ thì năm nay sẽ tiến hành chuyển lỗ như thế nào?

thu nhập tính thuế tndn
Xử lý tình huống thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm

Hãy cùng Kế toán Việt Hưng xử lý các tình huống thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm.

1. Các khoản lỗ là gì? Cách xác định các khoản lỗ được kết chuyển?

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyể từ các năm trước chuyển sang.

=> Vậy là muốn biết doanh nghiệp trong kỳ lãi hay lỗ thì phải dựa vào Thu Nhập Tính Thuế

– Theo điều 4 của TT 78/2014/TT-BTC, chúng ta có cách xác định thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế-Thu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Trong đó:

+ Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế  = Doanh thu – Chi phí được trừ  + Các khoản thu nhập khác

 -> Từ công thức tính thuế trên chúng ta có được công thức xác định lỗ – lãi trong kỳ như sau:

Xác định lỗ  –   lãi (A)  =  Doanh thu  –  Chi phí được trừ  +  Các khoản thu nhập khác  –  Thu nhập được miễn thuế

 Nếu:

Nếu A > 0 -> DN lãi

Nếu A < 0 -> DN lỗ

Chú ý:

– Các bạn chỉ được chuyển lỗ khi xác định kết quả hoạt động SXKD là LÃI. Bởi vì, mục đích của chuyển lỗ để nộp ít thuế đi hoặc không phải nộp, còn khi đã lỗ thì chắc chắn chúng ta không phải nộp thuế TNDN – số lỗ đó chúng ta sẽ theo dõi để chuyển vào các kỳ sau khi có lãi.

– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý khi tính tạm nộp quý có lãi và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.

2. Kế toán thực hiện kết chuyển lỗ thuế TNDN giữa các năm theo nguyên tắc nào?

Khoản 2, Điều 9 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

“2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm”.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

– Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

=> Như vậy, Nguyên tắc chuyển lỗ sẽ thực hiện như sau:

+ Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.

+ Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục, nhưng không được lớn hơn số lãi.

+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

3. Xử lý tình huống thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm

Ví dụ 1: Công ty A năm 2018 lỗ 500 triệu, năm 2019 lãi 450 triệu đồng thì:

+ Được chuyển tối đa 450 triệu đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2019.

+ Số lỗ còn lại 50 triệu, phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2018 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm.

Cách hạch toán đầu năm:

Nợ 4211: 500 triệu

Có 4212: 500 triệu

Cuối năm:

Nợ 911: 450 triệu

Có 4212: 450 triệu

Ví dụ 2: Năm 2018 Công ty B có phát sinh lỗ là 500 triệu đồng, năm 2019 Công ty B có phát sinh thu nhập là 700 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2018 là 500 triệu đồng, Công ty B phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2019.

Cách hạch toán đầu năm:

Nợ 4211: 500 triệu

Có 4212: 500 triệu

Cuối năm chuyển toàn bộ lỗ

Nợ 911: 500 triệu

Có 4212: 500 triệu

Ví dụ 3 :

Năm 2017 Công ty C có phát sinh lỗ là 150 triệu đồng

Năm 2018 Công ty C có phát sinh lỗ thêm là 100 triệu đồng

=>Tổng cộng lỗ đến năm 2018 là 250 triệu đồng

Năm 2019 Công ty C lãi 300 triệu đồng =>Như vậy, toàn bộ số lỗ lũy kế từ năm 2017, 2018 sẽ chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2019.

THAM KHẢO: Các khóa học kế toán Online tại Việt Hưng

Trên đây là toàn bộ những tình huống xử lý thu nhập tính thuế TNDN bị âm chuyển lỗ giữa các năm. Mời các bạn theo dõi Kế toán Việt Hưng để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác! Chúc các bạn thành công trong nghề kế toán!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *