Chi phí khấu hao TSCĐ | Khấu hao tài sản cố định là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản chi phí của doanh nghiệp. Vậy để chi phí khấu hao TSCĐ được trừ khi quyết toán thuế TNDN thì cần những điều kiện nào. Sau đây Trung tâm Kế Toán Việt Hưng sẽ giải đáp với các bạn vấn đề này.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Thông tư 45/ 2013/TT – BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
- Thông tư 28/ 2017/TT – BTC ngày 12/04/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 45/ 2013/TT – BTC.
- Điều 4 Thông tư 96/2015/TT – BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Chi phí khấu hao TSCĐ được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1 Tài sản cố định phải được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trừ các trường hợp sau đây TSCĐ không phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn được tính chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí hợp lý.
– Theo tiết a, điểm 2.2, khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT – BTC được sửa đổi bổ sung bởi điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
– Theo tiết e, điểm 2.2. Khoản 2 điều 6 thông tư 7878/2014/TT – BTC được sửa đổi bổ sung bởi điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh. Nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng. Sau đó TSCĐ tiếp tục đừa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì:
+ Trong khoản thời gian tạm dừng đó doanh nghiệp được trích khấu hao.
+ Khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Doanh nghiệp phải lưu trữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng TSCĐ khi cơ quan thuế yêu cầu.
1.2 Tài sản cố định phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
1.3 Tải sản cố định đó phải chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính)
1.4 Tải sản cố định phải được quản lý, theo dõi và hạch toán trong sổ sách kế toán theo quy định hiện hành
1.5 Chi phí khấu hao đối với công trình trên đất
Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng TSCĐ đó theo quy định của Bộ tài chính nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng.
+ Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đòng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng.
2. Chi phí khấu hao TSCĐ không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1 Tài sản cố định không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Theo tiết a, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
Ví dụ: Ông Cường là Giám đốc của Công ty Việt Hưng có mua 01 máy tính xách tay Dell trị giá 35.000.000 đồng dùng cho mục đích cá nhân. Trên hóa đơn lại ghi người mua hàng là Công ty Việt Hưng. Vậy chi phí khấu hao của misa tính này sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuê TNDN
2.2 Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành (Theo tiết c, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
2.3 Tài sản cố định không có hóa đơn, chứng từ chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp (Theo tiết b, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
Ví dụ: Ông Cường mua 01 xe máy trị giá 50.000.000 đồng phục vụ đi lại cho Công ty. Nhưng trên hóa đơn GTGT lại để người mua hàng là tên Ông Cường. Vậy toàn bộ chi phí khấu hao của xe máy này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuê TNDN.
2.4 Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị sử dụng (Theo tiết đ, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Ví dụ: Ngày 01/01/2015, Công ty Việt Hưng mua ô tô phục vụ đi lại trị giá 800 triệu đồng. Công ty trích khấu hao Ô tô theo phương pháp đường thẳng trong thời gian 8 năm. Vậy đến ngày 01/01/2023 Ô tô này đã hết giá trị sử dụng. Nhưng sang năm 2023 kế toán vẫn tiếp tục trích khấu hao đối với chiếc ô tô này. Vậy toàn bộ chi phí khấu hao ô tô từ 01/01/2023 là chi phí không được trừ.
XEM THÊM:
2.5 Phần trích khấu hao tài sản cố định vượt mức quy định hiện hành của tài sản cố định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Theo tiết d, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
– Doanh nghiệp phải trích khấu hao TSCĐ theo quy định hiện hành của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ kể cả trường hợp khấu hao nhanh.
– Đối với khấu hao nhanh TSCĐ phải đảm bảo:
+ Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao (kinh doanh có lãi).
+ Mức trích tối đa không quá 2 lần mức trích khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng.
+ Mục đích để nhanh chóng đổi mới công nghê đối với một số TSCĐ theo quy định hiện hành của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Ví dụ: Ngày 05/03/2018, công ty H mua một TSCĐ là máy móc, thiết bị M nguyên giá 45.000.000 đồng, thời gian khấu hao là 5 năm.
+ Hàng tháng, nếu trích khấu hao TSCĐ này theo phương pháp đường thẳng.
Số tiền khấu hao hàng tháng là: 45.000.000/(5*12) = 750.000 đồng.
+ Tuy nhiên, để nhanh chóng đổi mới công nghệ, công ty đã thực hiện trích khấu nhanh TSCĐ này: 2.000.000 đồng/tháng.
Vậy số tiền vượt mức là: 2.000.000 – (750.000 * 2) = 500.000 đồng sẽ không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
- Các loại tài sản không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản được tính vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.
- Đối với TSCĐ tự làm thì nguyên giá TSCĐ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.
- Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, …. không đáp ứng đủ điều kiện xác định là TSCĐ theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.
Ví dụ: Ngày 01/01/2021, Công ty Việt Hưng có mua 1 xe ô tô 5 chỗ trị giá 700 triệu đồng và tiến hành trích khấu hao trong thời gian 5 năm. Giá trị khấu hao tính vào chi phí năm 2021 là: 700.000.000 / 5 = 140.000.000 đồng/năm.
+ Vậy chi phí được trừ là: Đối với xe ô tô thời gian trích khấu hao là 6-10 năm. Giả sử áp dụng thời gian khấu hao là 10 năm, thì giá trị khấu hao được trừ năm 2021 là: 700.000.000 / 10 = 70.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí khấu hao không được trừ là: 140.000.000 – 70.000.000 = 70.000.000 đồng/năm.
2.6 Phần trích khấu hao TSCĐ tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống và phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền (Theo tiết e, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Ví dụ: Ngày 01/03/2023, Công ty Việt Hưng mua một chiếc ô tô 7 chỗ trị giá 1,9 tỷ.
đồng để phục vụ đi lại tại Công ty. Thời gian trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng là 10 năm.
+ Chi phí khấu hao năm 2023 là: 1.900.000.000 / 10 = 190.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí khấu hao được trừ năm 2023 là: 1.600.000.000 /10 = 160.000.000 đồng/năm.
+ Chi phí khấu hao không được trừ (phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng) là:
190.000.000 – 160.000.000 = 30.000.000 đồng/năm.
2.7 Chi phí khấu hao đối với công trình trên đất (Theo tiết e, điểm 2.2, khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Chi phí khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh và vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng với phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
@ketoanviethung Hướng dẫn cách điều chỉnh chi phí khấu hao TSCĐ kế toán cty sản xuất #xuhuong #huongdan #ketoan #taisan #sanxuat #Master2023byTikTok #LearnOnTikTok
Trên đây Trung tâm Kế Toán Việt Hưng đã cùng các bạn tìm hiểu về những khoản được trừ và không được trừ khi quyết toán thuế TNDN đối với phần chi phí khấu hao Tài sản cố định. Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn làm tốt hơn công việc kế toán của mình.