Thủ tục hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định mới nhất

Đánh giá

Thủ tục hạch toán thanh lý nhượng bán tài sản cố định như thế nào là câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán đưa ra. Bài viết dưới đây kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn cách hạch toán thanh lý, trích khấu hao tài sản cố định nhé.

Bạn hiểu thanh lý nhượng bán tài sản cố định như thế nào?

Trong một doanh nghiệp có những tài sản cố định không dùng đến hoặc không còn giá trị sử dụng, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định sẽ được đem bán hoặc nhượng quyền sử dụng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thay thế bằng những thiết bị mới hay thu hồi lại vốn kinh doanh.

Các thủ tục cần thực hiện khi thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định kế toán cần phải lập những biên bản sau:

  • Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định.
  • Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản cố định.
  • Quyết định thanh lý tài sản cố định.
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định
  • Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý.
  • Hóa đơn bán tài sản cố định
  • Biên bản giao nhận tài sản cố định
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định.

Các bút toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Trường hợp 1: Nhượng bán, thanh lý tài sản cố định dùng trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Bút toán phản ánh doanh thu:

Doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT)

Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán)

thu-tuc-hach-toan-thanh-ly-nhuong-ban-tai-san-co-dinh
Các bút toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Bút toán ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Trường hợp 2: Nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động dự án của doanh nghiệp

Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

        Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

        Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp 3: Nhượng bán tài sản cố định dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)

         Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Phản ánh doanh thu nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112,…

        Có TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

        Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) (Nếu có)

Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4321)

       Có các TK 111, 112,…

Bài viết trên đây Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ với các bạn thủ tục thanh lý nhượng bán tài sản cố định mới nhất hiện nay. Nếu bạn có câu hỏi hay còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận