Cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả

Đánh giá

Cách học môn nguyên lý kế toán đạt hiệu quả cao là một trong những điều mà các bạn đang bắt đầu làm quen với chuyên ngành kế toán rất quan tâm. Nguyên lý kế toán là môn học “vỡ lòng” đối với chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành kế toán nói riêng. Môn học này là nền tảng, căn bản nhất của kế toán. Do đó thật sự là một sai lầm nếu các bạn để mất căn bản hoặc học không tốt môn này.

Mặc dù là môn học với những kiến thức căn bản không phải là quá khó. Tuy nhiên đây lại là lần đầu tiên tiếp cận với chuyên ngành kế toán. Vì vậy đã không ít bạn bị bỡ ngỡ và chưa biết phải học như thế nào cho tốt. Nhằm giúp các bạn giải quyết vấn đề này, Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ phương pháp học môn nguyên lý kế toán qua các mẹo, bí quyết đã được nghiên cứu và áp dụng thành công.

Sau đây chúng ta cùng “bỏ túi” Cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả.

Ngay những buổi học đầu tiên, thầy cô sẽ cho các bạn tiếp cận với bảng danh mục tài khoản kế toán. Hiện nay theo chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng theo 2 thông tư là: Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Với hàng chục tài khoản cho mỗi chế độ kế toán. Bao gồm: tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Bạn chắc chắn sẽ rất ngại ghi nhớ và không thể ghi nhớ hết các tài khoản ngay tức thì.

Cách học môn nguyên lý kế toán trong việc ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

 – Nhiều bạn sẽ rất lười học thuộc hệ thống tài khoản kế toán. Tuy nhiên, ở môn nguyên lý kế toán các bạn có thể được cầm bảng danh mục tài khoản khi đi thi, nhưng khi học vào môn chuyên ngành thì việc ghi nhớ từng tài khoản là điều bắt buộc. Để định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (việc luôn luôn phải làm với một kế toán) thì phải cần đến tài khoản kế toán. Do đó việc ghi nhớ tài khoản là hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng.

Vậy điều các bạn cần làm là nắm rõ bản chất của từng loại tài khoản.

Hệ thống tài khoản bao gồm các loại tài khoản chính như sau:

  1. Tài khoản tài sản. Bao gồm các tài khoản loại 1, loại 2 (hay còn gọi là tài khoản đầu 1, tài khoản đầu 2).
  2. Loại tài khoản nợ phải trả. Bao gồm các tài khoản loại 3 (tài khoản đầu 3).
  3. Loại tài khoản vốn chủ sở hữu: tài khoản đầu 4.
  4. Loại tài khoản doanh thu: tài khoản đầu 5.
  5. Loại tài khoản chi phí, sản xuất kinh doanh: tài khoản đầu 6.
  6. Loại tài khoản thu nhập khác, chi phí khác: tương ứng với Tài khoản  711; Tài khoản 811 và 821.
  7. Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: tài khoản 911.

Cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả đối với định khoản nghiệp vụ

Định khoản kế toán là việc phản ánh, ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bên Nợ và bên Có của các tài khoản kế toán. 

Vậy khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chúng ta dựa vào đâu để phản ánh nội dung của nghiệp vụ đó? Đó là các bạn cần nắm rõ “Kết cấu tài khoản kế toán”. Kết cấu tài khoản kế toán đưa ra các nguyên tắc để định khoản. Nội dung gì thì hạch toán vào bên Nợ? Nội dung gì hạch toán vào bên Có. Chúng ta cần nắm rõ kết cấu, bản chất, đặc điểm đối với từng nhóm tài khoản để ghi nhớ được lâu nhất.

Và một trong những cách bạn có thể áp dụng cho cách học môn nguyên lý kế toán là học theo Sơ đồ chữ T (hay còn gọi là sơ đồ tài khoản)

Ví dụ:

cach-hoc-mon-nguyen-ly-ke-toan

Lưu ý: Số dư cuối kỳ này chính là số dư đầu kỳ kia.

Sau khi nắm vững được kết cấu, nguyên tắc phản ánh của các tài khoản. Bạn có thể dễ dàng phản ánh các nội dung kinh tế phát sinh vào bên Nợ, Có của tài khoản kế toán. Định khoản bên Nợ trước, bên có sau. Đồng thời Tổng bên nợ = Tổng bên có.

Cách định khoản đối với các nhóm tài khoản cụ thể như sau:

* Đối với nhóm tài khoản tài sản: Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có, số dư bên nợ (trừ một số tài khoản lưỡng tính 131, hoặc tài khoản khấu hao TSCĐ 214).

mon-nguyen-ly-ke-toan

Ví dụ: Nghiệp vụ kế toán rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20 triệu đồng.

Chúng ta định khoản như sau.

Nợ TK 111: 20.000.000

         Có TK 112: 20.000.000

Tương tự đối với tài khoản nợ phải trả: Tăng ghi Có, giảm ghi Nợ, số dư bên có (trừ một số tài khoản như 331 có thể có số dư 2 bên).

cach-hoc-mon-nguyen-ly-ke-toan

Cứ tương tự như vậy để các bạn nắm bản chất của các nhóm tài khoản còn lại.

Một số tài khoản sẽ không có số dư cuối kỳ. Ví dụ như các tài tài khoản thuộc nhóm tài khoản doanh thu, chi phí (đầu 5, đầu 6, đầu 7, đầu 8, đầu 9). Bởi chúng sẽ được kết chuyển số dư vào cuối kỳ sang tài khoản xác định chi phí sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có một số tài khoản “lưỡng tính” mang số dư hai bên, ví dụ tài khoản 131, 331, 421…

Trên đây là cách ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán, kết cấu của các loại tài khoản.

Mẹo học môn nguyên lý kế toán hiệu quả cao

Các cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả tiếp theo mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ.

Chăm làm bài tập định khoản kế toán

“Học đi đôi với hành” các bạn ghi nhớ được lý thuyết đó là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên để kiểm tra mức độ hiểu và ứng dụng vào các tình huống. Thì các bạn cần phải làm thật nhiều các bài tập định khoản kế toán. Thông qua việc thực hành định khoản các nghiệp vụ kế toán sẽ giúp các bạn ghi nhớ được tài khoản cũng như kết cấu tài khoản lâu hơn rất nhiều so với chỉ đọc lý thuyết suông.

Học cách thiết lập các loại sổ sách, báo cáo tài chính. 

Học cách lập các loại báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… Nhằm ghi nhớ các nhóm tài khoản, tính đối ứng của các nhóm tài khoản. Ngoài ra các bạn cần làm quen với các loại sổ sách kế toán. Nnhư: sổ nhật ký chung, các loại sổ chi tiết, sổ tổng hợp, bảng cân đối tài khoản…..

Nắm vững các nguyên tắc và yêu cầu kế toán là điều căn bản cần phải có. 

7 nguyên tắc kế toán cơ bản được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 01. Bao gồm: Cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu.

Đồng thời các yêu cầu cơ bản đối việc phản ánh các số liệu kế toán. Như: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh được.

Rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

Đối với cách học môn nguyên lý kế toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Các bạn cần có một phương pháp học hợp lý cho riêng mình. Ngoài những giờ học trên trường lớp, các bạn cần có sự sáng tạo, học thêm những kiến thức bổ sung. Có kế hoạch học tập thật chi tiết, khoa học. Học nắm vững bản chất. Học để làm chủ kiến thức chứ không mang tính đối phó với các kỳ thi trước mắt. Như vậy các bạn mới có thể học tốt được.

Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn phương pháp học theo nhóm.

Đây là một phương pháp mang lại nhiều hiệu quả. Vì các bạn có thể trao đổi, thảo luận, tranh luận kiến thức với nhau để đi đến một kết quả chính xác nhất. Điều này làm các bạn có khả năng ghi nhớ nhiều kiến thức hơn, nhớ sâu hơn. Và các thành viên trong nhóm sẽ là động lực cho các bạn nỗ lực vươn lên.

Trên đây là một số cách học môn nguyên lý kế toán mà Việt Hưng chia sẻ tới các bạn. Với mong muốn các bạn sẽ học tốt môn nền tảng về kế toán. Để có bước đệm vững chắc đi đến với các môn chuyên ngành đang chờ đợi phía sau. Mỗi bạn sẽ có những cách học, phương pháp học khác nhau, miễn nó phù hợp và có hiệu quả đối với bản thân bạn thì đó là thành công rồi.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận