Phương pháp ghi tăng nguyên giá tài sản cố định

Đánh giá

Khi sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định thì doanh nghiệp phải làm như thế nào? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu cách ghi tăng nguyên giá tài sản cố định trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào thì thay đổi nguyên giá tài sản cố định?

ghi-tang-nguyen-gia-tai-san-co-dinh
Khi nào thì thay đổi nguyên giá tài sản cố định?

Theo Khoản 4, Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện tổ chức lại DN, chuyển đổi sở hữu DN, chuyển đổi hình thức DN: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP, chuyển đổi công ty CP thành công ty TNHH

Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Đầu tư nâng cấp TSCĐ.

Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của  một TSCĐ hữu hình.

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu được ghi tăng vào nguyên giá tài sản hay ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Đây là một vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này của mình đề cập các quy định về chi phí sau ghi nhận ban đầu dựa trên quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế IAS, và quy định kế toán của Mỹ về tài sản cố định. Qua đó thấy được sự khác biệt và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Một khoản chi phí ghi nhận vốn hóa vào nguyên giá tài sản dựa vào nguyên tắc “Các chi phí có thể tránh được”. Tức là các chi phí sẽ không xảy ra (tránh được) nếu tài sản không xuất hiện. Một chi phí luôn xảy ra không quan tâm đến việc có hay không có tài sản xuất hiện thì không được vốn hóa vào nguyên giá tài sản.

Trường hợp ghi tăng nguyên giá tài sản cố định từ mua sắm

Khi có hoạt động mua sắm tài sản cố đinh trong năm tài chính, trước hết các bạn phải khai báo thông tin tài sản cố định, sau đó vào phần Ghi tăng trong phân hệ tài sản cố định để lập phiếu

Nếu cố chi phí phát sinh trong việc mua sắm tài sản cố định, các bạn nhập giá mua của tài sản, sau dó nhập tổng chi phí phát sinh vào cột chi phí sao cho giá mua cộng chi phí bằng với nguyên giá đã khai báo trong thông tin của tài sản. Khi nhấn “Cất” phiếu ghi tăng phần mềm sẽ có nhắc nhở về việc hạch toán chi phí mua tài sản cố định.

Nếu chưa hạch toán phần chi phí này các bạn nhấn vào nút “Yes” để hạch toán, phần mềm sẽ chuyển sang giao diện hạch toán chi phí mua tài sản ở phần chứng từ chung. Tại đây các bạn lập phiếu chứng từ hạch toán chi phí mua hàng Nợ TK tài sản/ CÓ tài khoản thanh toán.

Sau đó nhấn Cất để lưu lại phiếu hạch toán chi phí, nhấn Đóng để tắt màn hình nhập liệu chi phí. Như vậy là các bạn đã hạch toán xong phần ghi tăng TSCĐ có phát sinh chi phí khi mua sắm.

Trường hợp ghi tăng từ TK 241

Sau khi tập hợp các chi phí và giá mua thực tế qua tài khoản 241, khi kết chuyển qua 211 để ghi tăng tài sản, các bạn vào “Nghiệp vụ” -> “Tài sản cố định” -> Ghi tăng khác.

Sau đó nhấn “Thêm”, tiếp theo các bạn chọn mã tài sản cần ghi tăng đã được khai báo thông tin từ trước, hạch toán như hình hướng dẫn và nhấn “Cất” sau khi hoàn thành.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận