Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Đánh giá

Tài sản cố định là phần mà hầu như các doanh nghiệp đều phải gặp phải trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên để xác định những phương pháp khấu hao tài sản cố định để thực hiện hợp lí hoá chi phí thì không phải kế toán nào cũng xác định được. Dưới đây Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn xác định và đăng kí phương pháp khấu hao tài sản cố định chi tiết nhất.

Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu khi có tài sản cổ định. Nó cũng là nghiệp vụ quan trọng của một nhân viên kế toán. Khấu hao tài sản cố định liên quan đến chi phí cũng cũng như là báo cáo tài chính và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Khấu hao tài sản cố đinh là gì?

Tài sản cố định phải đáp ứng các điều kiện gì?

Theo khoản 1 điều 3 thông tư 45 quy định về tài sản cố định là tài sản phải đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Sau khi xác nhận và ghi nhận là tài sản cố định, kế toán sẽ xác đinh phương pháp trích khấu hao để trích khấu hao tài sản cố định. Có 3 phương pháp trích khấu hau tài sản như sau

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng: phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Cách tính khấu hao đường thẳng

A, Xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm

Phương pháp khấu hao tài sản cố định đường thẳng
Phương pháp khấu hao tài sản cố định đường thẳng

Lưu ý: Thời gian trích khấu hao được xác định theo 2 trường hợp như sau:

– Đối với Tài sản cố định mua mới thì được xác định theo Phụ Lục 1 thông tư 45/2013/TT-BTC

– Đối với tài sản mua lại (đã qua sử dụng) thì được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao
Thời gian trích khấu hao

B, Xác định mức khấu hao trung bình hàng tháng

Xác định mức khấu hao trung bình hàng tháng

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua 1 chiếc xe ô tô mới 100% với nguyên giá 600tr, Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng thì mức khấu hao hảng năm, hàng tháng là:

Xác định thời gian khấu hao theo phụ lục I thông tư 45/2013/TT-BTC là 10 năm

Trích một phần phụ lục I thông tư 45/2013/TT-BTC

Mức khấu hao trung bình hằng năm sẽ là 600tr/10 năm = 60tr/năm

Mức khấu hao trung bình hàng tháng sẽ là 60tr/12 tháng = 5tr/tháng

2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

– Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Cách tính khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Cách tính khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Cách tính khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Tính tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó cách xác định tỉ lệ khấu hao nhanh như sau:

cách xác định tỉ lệ khấu hao nhanh

Tỉ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau:

Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Hưng mua một máy tính với nguyên giá là 40tr, thời gian trích khấu hao của Tài sản cố định theo phụ lục I thông tư 45/2013/TT-BTC tối đa là 8 năm

Tỉ lệ khấu hao TSCĐ

Xác định mức khấu hao hằng năm như sau:

Tỉ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thằng là:(1/8)*100=12,5%

Tỉ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần: 12,5% x 2 = 25%

Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể theo bảng sau:

Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ

Trong đó:+ Mức khấu hao TSCĐ từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 được tính = Giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh.

+ Vì từ năm thứ 6 trở đi nếu tính theo khấu hao theo phương pháp giảm dần là 9.492.188*25% = 2.373.047 thấp hơn bình quân giữa giá trọ còn lại và số năm còn sử dụng. Vì vậy từ năm thứ 6 trở đi, mức khấu hao hàng năm = giá trị còn lại của TSCĐ (đầu năm 5) chia cho số năm sử dụng còn lại = 9.492.188/3 = 3.164.063

3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

– Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Phương pháp khấu hao theo số lượng

Cách xác định mức khấu hao:

Cách xác định mức khấu hao

Trong đó: Xác định mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm là 

Xác định mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định tính theo công thức sau:

Ví dụ: Doanh nghiệp A mua 1 cái máy múc lớn mới 100% có nguyên giá là 450tr. Công suất múc của máy múc này là 30m3/giờ

Sản lượng theo công suất thiết kế của máy múc là 2.400.000m3

Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất này là:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là:

Mức trích bình quân 1m3 đất múc là: 450tr/2.400.000m3 = 187,5đ/m3

Mức trích khấu hao được trích theo bảng sau:

Mức trích khấu hao được trích

Theo khoản 3, 4 điều 13 thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: “Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.”

Như vậy, trong các phương pháp tính khấu hao trên thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn một phương pháp để đăng ký với cơ quan Thuế trước khi thực hiện.

4. Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định:

Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định

Trong trường hợp Doanh nghiệp muốn thay đổi phương pháp trích khấu hao của tài sản cố định. Doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan thuế rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Trong quá trinh sử dụng, mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao một lần trong quá trình sử dụng. Đồng thời doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trong trường hợp thay đổi phương pháp trích khấu hao dẫn tới thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định về thay đổi thời gian khấu hao được quy định tại Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC. Tại khoản 3a Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:

“3. Thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định:

a) Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau:

– Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

– Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);

– Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.

– Đối với các tài sản hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức B.O.T, B.C.C thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.”

Bài viết trên đây, Kế Toán Việt Hưng cũng đã chia sẻ với các bạn các phương pháp khấu hao tài sản cố định và mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định. Cảm ơn các bạn đã đọc và hãy truy cập fanpage để xem thêm nhiều bài viết hơn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận