Khung thời gian & cách lập bảng trích khấu hao tài sản cố định

Đánh giá

Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng trích khấu hao tài sản cố định cho từng tháng – khung thời gian trích kấu hao TSCĐ. Các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết ngay sau đây – hy vọng sẽ giúp ích cho cá bạn nhà kế trong quá trình làm việc thực tế

khấu hao tài sản cố định
Khung thời gian & cách lập bảng trích khâu hao tài sản cố định

1. Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định

*) Khái niệm: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là khoảng thời gian mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đã bỏ ra ban đầu để mua sắm TSCĐ

*) Cách xác định thời gian trích khấu hao TSCĐ

Theo Điều 10, Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định

Đối với TSCĐ hữu hình mới mua về: thì thời gian trích khấu hao TSCĐ căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013

Đối với TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng

khấu hao tài sản cố định

Đối với tài sản cố định vô hình

khấu hao tài sản cố định

*) Căn cứ pháp lý để xác định thời gian trích khấu hao TSCĐ

Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013

Danh mục các nhóm tài sản cố địnhThời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A – Máy móc, thiết bị động lực

1. Máy phát động lực815
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí.720
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện715
4. Máy móc, thiết bị động lực khác615
B – Máy móc, thiết bị công tác
1. Máy công cụ715
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng515
3. Máy kéo615
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp615
5. Máy bơm nước và xăng dầu615
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại715
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất615
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh1020
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác515
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm715
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt1015
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc510
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy515
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm715
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế615
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình315
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm610
18. Máy móc, thiết bị công tác khác512
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu1020
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.710
21. Máy móc thiết bị xây dựng815
22. Cần cẩu1020
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học510
2. Thiết bị quang học và quang phổ610
3. Thiết bị điện và điện tử510
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá610
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ610
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt510
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác610
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc25
D – Thiết bị và phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ610
2. Phương tiện vận tải đường sắt715
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ715
4. Phương tiện vận tải đường không820
5. Thiết bị vận chuyển đường ống1030
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng610
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác610
E – Dụng cụ quản lý
1. Thiết bị tính toán, đo lường58
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý38
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác510
G – Nhà cửa, vật kiến trúc
1. Nhà cửa loại kiên cố.2550
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe…625
3. Nhà cửa khác.625
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi…520
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.630
6. Bến cảng, ụ triền đà…1040
7. Các vật kiến trúc khác510
H – Súc vật, vườn cây lâu năm
1. Các loại súc vật415
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.640
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.28
I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.425
K – Tài sản cố định vô hình khác.220

Ví dụ: Ngày 01/08/2019, Công ty Việt Hưng mua máy tính Dell trị giá chưa thuế VAT 10% là : 30.500.000 đồng phục vụ cho văn phòng

Như vậy, Máy tính này có trị giá lớn hơn 30 triệu đồng, nên thỏa mãn là TSCĐ. Máy tính này mua để phục vụ văn phòng thuộc mục E – Dụng cụ quản lý (Máy móc, thiết bị thông tin điện tử và phần mềm. Thời gian trích khấu hao từ 03-08 năm, chúng ta có thể chọn một trong các mốc thời gian này, tùy theo mục đích của doanh nghiệp

Chú ý

– Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao theo khung thời gian quy định của pháp luật

– Khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi các TSCĐ là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm được phép khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng

2. Cách lập bảng trích khấu hao tài sản cố định

Có rất nhiều cách trình bày và lập Bảng trích khấu hao khác nhau, tùy theo mục đích của doanh nghiệp. Nhưng đều phải tuân thủ theo một phương pháp và quy định chung của kế toán. Dưới đây Ketoanviethung sẽ hướng dẫn các bạn cách Lập Bảng trích khấu hao TSCĐ theo tháng như sau

Ví dụ mẫu

Untitled.3

Tải Mẫu Bảng trích khấu hao TSCĐ các bạn có thể tải về TẠI ĐÂY

Cách lập như sau:

– Phần Tên tài sản: được phân loại theo Nhóm tài sản cố định như ở Phụ lục I – để làm căn cứ xác định thời gian khấu hao của TSCĐ

– Nguyên giá: Giá trị mua vào của Tài sản cố định (không có thuế GTGT)

– Ngày mua: Ngày trên hóa đơn GTGT

– Ngày trích khấu hao: Thường thì căn cứ vào ngày mua TSCĐ, sau đó ngày trích khấu hao sẽ là ngày đầu của tháng tiếp sau ngày mua (làm như vậy để khi trích khấu hao nó sẽ tròn tháng, dễ làm)

– Số năm khấu hao: Căn cứ vào việc phân loại tài sản cố định thuộc mục nào để có khoảng thời gian trích khấu hao. Và căn cứ vào mục đích sử dụng của đơn vị để xác định số năm khấu hao phù hợp

– Số tháng khấu hao = Số năm khấu hao : (chia) 12 tháng

– Mức khấu hao tháng = Nguyên giá : (chia) số tháng khấu hao

– Giá trị khấu hao lũy kế = Mức khấu hao tháng x (nhân) số tháng đã khấu hao

– Giá trị còn lại = Nguyên giá – (trừ) Giá trị khấu hao lũy kế

Sau khi các bạn tính được số khấu của các TSCĐ phát sinh trong tháng, thì cuối tháng sẽ làm bút toán hạch toán như sau:

Căn cứ vào bộ phận sử dụng, để đưa vào chi phí cho phù hợp

Như ví dụ ở trên:

Nợ TK 642: 666.667

Nợ TK 627: 316.667

           Có TK 214: 983.333

Để làm được bảng này thì các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC” – Chúc các bạn thành công trong công việc nhà kế!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận