21 Điểm cần lưu ý khi làm kế toán tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định là phát sinh hầu hết ở các công ty. Việc hạch toán và theo dõi nó sẽ vô cùng đơn giản đối với những bạn kế toán đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên nó cũng khá phức tạp đối với bạn mới vào nghề hoặc những bạn mới tiếp xúc vào vị trí chuyên môn này. Hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm ra những vấn đề sai sót và cần phải lưu ý về tài sản cố định nhé.

Quy trình kế toán tài sản cố định

– Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ, các chứng từ gồm:

+ Biên bản bàn giao TSCĐ – Mẫu số 01 – TSCĐ

+ Biên bản thanh lý TSCĐ – Mẫu số 02 – TSCĐ

+ Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL đã hoàn thành – Mẫu số 03 – TSCĐ

+ Biên bản kiểm kê TSCĐ – Mẫu số 04 – TSCĐ

+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ – Mẫu số 05 – TSCĐ

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ – Mẫu số 06 – TSCĐ

kế toán tài sản cố định 3
Những lưu ý khi làm kế toán tài sản cố định

– Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định trách nhiệm sử dụng và bảo quản, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng. Tại nơi sử dụng các phòng ban, phân xưởng sẽ sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi trong phạm vi bộ phận quản lý.

– Tổ chức kế toán tài sản cố định chi tiết tại bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “Sổ TCSĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ.

+ Thẻ TCSĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại đồng thời theo dõi được tình hình tăng giảm.

+ Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng 1 sổ hoặc một số trang sổ.

– Ghi tăng giảm kế toán tài sản cố định

– Ghi tăng giảm kế toán khấu hao tài sản cố định

Ví dụ nếu tài sản cố định vào phí tổn sản xuất thì ghi:

Nợ TK 641, 642, 627,241, 632…

Có TK 214

Nếu TSCĐ dùng vào các hoạt động cộng đồng thì ghi:

Nợ TK 353, 466…

Có TK 214

Nếu TSCĐ chưa qua sử dụng hoặc đang không sử dụng để chờ thanh lý thì ghi:

Nợ TK 811

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

– Ghi sửa chữa kế toán tài sản cố định

XEM THÊM:

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Phương pháp hạch toán chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ

21 lưu ý khi làm kế toán tài sản cố định

1. Không đủ tiêu chuẩn TSCĐ nhưng hạch toán kế toán tài sản cố định

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

“Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”

2. Chọn khung khấu hao không đúng với quy định hiện hành.

Việc chọn khung khấu hao thời gian không đúng với quy định thì có những rủi ro sau:

– Cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt. tối đa đối với việc chọn khung khấu hao thời gian ít hơn thời gian tối thiểu.

– Cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sau số năm max được trích khấu hao đối với việc chọn khung khấu hao thời gian dài hơn mức quy định.

3. Phần khấu hao máy móc tương ứng không đạt công suất bình thường thì không hạch toán vào giá vốn.

4. Lưu ý về ngày hiệu lực của luật đất đai năm 2003 vì hạch toán tiền thuê đất trả một lần (kể cả có bìa đỏ) phải sau ngày này và hạch toán vào TK 242

5. Trường hợp tài sản đầu tư, xây dựng đã đưa vào sử dụng, phát sinh doanh thu nhưng chưa có hồ sơ quyết toán thì không tạm tăng TSCĐ (quy định tại mục c điều 4, mục 10 điều 9 theo Thông tư 45)

6. Chọn mức khấu hao khác nhau đối với các loại tài sản cùng một loại tài sản. Các bạn kế toán nên kiểm tra các tài sản trước và lựa chọn mức khấu hao giống nhau tránh giải trình không cần thiết.

7. Kế toán quên loại trừ chi phí khấu hao khi tính thuế đối với tài sản đã ngừng sử dụng hoặc không còn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

8. Không vốn hóa lãi vay, vốn hóa không đúng đối với những khoản vay dùng cho đầu tư xây dựng…

9. Trích khấu hao chưa đúng thời điểm. Thời điểm trích khấu hao là thời điểm tài sản cố định ở trạng thái đã sẵn sàng sử dụng.

10. Đối với trường hợp điều chuyển tài sản từ nơi chịu thuế sang nơi không chịu thuế thì không xuất hóa đơn.

11. Trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định do di dời nhưng không có hồ sơ ưu trữ phù hợp với quy định của luật thuế thì phải tạm dừng khấu hao tài sản.

12. Đối với phần nguyên giá xe ô tô dưới 9 chổ ngồi vượt 1,6 tỷ thì phải loại trừ chi phí khấu hao (trừ trường hợp xe dùng cho vận tải hành khách, hàng
hóa….).

13. Kế toán hạch toán tài khoản chi phí khấu hao chưa đúng. Cần phải lưu ý bộ phận và mục đích sử dụng tài sản để lựa chọn TK hạch toán phù hợp.

14. Lưu ý không được khấu hau của các tài sản cố định đã hết khấu hao (lỗi này chủ yếu đối với các trường hợp kế toán làm excel nhưng không để ý)

15. Bảng tính khấu hao bị lệch với sổ cái tài khoản: Cần phải thường xuyên kiểm tra lại định kì để điều chỉnh kịp thời.

16. Quên tính khấu hao của tài sản cố đinh khi chạy kết chuyển hàng tháng.

17. Phát hiện Tài sản trích thiếu khấu hao năm trước, kế toán không điều chỉnh vào năm trước mà điều chỉnh năm hiện hành, điều này cơ quan thuế có thể loại trừ chi phí khấu hao năm trước hạch toán trong năm nay với lý do chi phí không đúng kỳ.

18. Bàn giao tài sản cố định thiếu các biên bản bàn giao, hồ sơ (cứ bất cứ khâu bàn giao từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác, công ty nên có biên bản bản giao để quản lý việc sử dụng tài sản, quy trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan mất mát, hư hỏng v.v…)

19. Ghi tăng nguyên giá tài sản do nâng cấp nhưng không đầy đủ hồ sơ, lý luận để chứng minh.

20. Phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản (TK 242) quá 3 năm. Theo quy định tại Thông tư 78 phân bổ chi phí sửa chữa lớn tối đa chỉ được 3 năm.

21. Nhận góp vốn bằng tài sản nhưng không đăng ký lại giấy tờ quyền sở hữu đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

kế toán tài sản cố định 2
Hỏi đáp kế toán tài sản cố định

Như vậy trên đây kế toán Việt Hưng đã note ra những vấn đề cần lưu ý khi hạch toán và khấu hao kế toán tài sản cố định. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...