Cách đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty mới thành lập 2022

Đánh giá

Hiện nay, có rất nhiều Doanh nghiệp bắt đầu thành lập. Lúc này, biết cách đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty mới thành lập này là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy bài viết dưới đây Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn cách đưa tài sản cố định cá nhân của giám đốc vào công ty mới thành lập. Cùng tìm hiểu nhé!

1. TSCĐ là gì? Các đặc điểm của công ty mới thành lập?

– Tài Sản Cố Định

Tài sản cố định là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi cao hơn 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh bằng 1 năm hoặc cao hơn). Tuy nhiên, có một số trường hợp tài sản có thời gian sử dụng trên một năm nhưng vì giá trị nhỏ nên tài sản đó không được cho vào tài sản cố định mà được xếp vào tài sản lưu động. Theo Thông Tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, Tài sản cố định là tài sản khi có đặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 30 triệu đồng.

– Đặc điểm của công ty mới thành lập

Công ty mới thành lập là công ty bắt đầu có giấy đăng ký kinh doanh, hoàn thành đầy đủ các thủ tục thành lập công ty mà luật pháp Quy định.

Về TSCĐ khi thành lập doanh nghiệp
Về TSCĐ khi thành lập doanh nghiệp

2. Cách đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty mới thành lập

Sau đây là trình tự thủ tục đưa tài sản cố định của cá nhân giám đốc vào doanh nghiệp mới thành lập:

Bước 1: Xác định giá tài sản cố định

Tài sản cố định khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc tất cả đều đồng ý hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá như công ty định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản cố định phải được các cổ đông sáng lập, đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

Hồ sơ góp vốn tài sản cố định gồm: 

– Trường hợp tài sản cố định của giám đốc góp vào công ty không kinh doanh:

+ Biên bản chứng nhận góp vốn;

+ Biên bản giao nhận tài sản.

– Trường hợp tài sản cố định của giám đốc góp vào công ty kinh doanh:

+ Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh;

+ Hợp đồng liên doanh liên kết;

+ Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);

+ Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Xem thêm: Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Bước 3: Chuyển quyền sở hữu của tài sản cố định 

Giám đốc phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty theo Khoản 1 Điều 36 Luật doanh nghiệp 2014:

+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không chịu lệ phí trước bạ;

+ Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Lưu ý về cách đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty mới
Lưu ý về cách đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty mới

* Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn;

* Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn;

* Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

* Ngày giao nhận;

* Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Xem thêm: Quy trình kế toán tài sản cố định chi tiết trong doanh nghiệp

Chú ý trường hợp sau: Nếu Tài sản cố định sử dụng vào cho động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Đặc biệt chú ý,  đối với các loại hình công ty: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh… trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh phải thực hiện đúng cam kết góp vốn.Nếu sau khi thành lập, có các phát sinh không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, công ty phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Các hạch toán kế toán khi đưa tài sản cố định của cá nhân giám đốc vào doanh nghiệp mới thành lập:

Nợ các TK 211, 217, 241

Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản được đưa vào tài sản doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị phần tài sản được tính là tài sản góp vào công ty của giám đốc)

        Có TK 4111

        Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản được đưa vào tài sản doanh nghiệp lớn hơn giá trị phần tài sản được tính là tài sản góp vào công ty của giám đốc)

3. Ví dụ minh họa

Trường hợp Giám đốc công ty có 1 ô tô riêng của mình giá trị khoảng 1 tỷ muốn chuyển vào tài sản của công ty mới thành lập.

Bước 1: 

Phải xác định được giá trị của chiếc ô tô 1 tỷ so với giá thị trường như thế nào. Có thể thuê một công ty thẩm định giá về thẩm định lại giá trị của chiếc ô tô và kết quả này phải được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc tất cả đều đồng ý  

Bước 2:

Soạn thảo hồ sơ

Hồ sơ góp vốn tài sản cố định gồm: 

+ Biên bản chứng nhận góp vốn;

+ Biên bản giao nhận tài sản.

+ Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);

+ Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Giám đốc cần phải làm hợp đồng bán xe cho công ty và phải có chứng nhận thanh toán không cần tiền mặt.

Theo Điều 6, Khoản 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA

– Trách nhiệm của giám đốc:

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho công ty, giám đốc cần phải làm những việc sau:

+ Sang tên cho công ty, nếu giám đốc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Giám đốc trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe.

Về việc đăng ký sang tên tài sản cố định
Về việc đăng ký sang tên tài sản cố định

+ Sang tên cho công ty trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Giám đốc  trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

Đăng ký sang tên: Công ty được liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7; khoản 2, khoản 3 Điều 8, giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe) và xuất trình giấy tờ của giám đốc theo quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA này để làm thủ tục đăng ký sang tên.

Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký) và Điểm b, Điểm c Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này (đối với sang tên khác tỉnh).

Sau khi được sự đồng thuận của tất cả các cổ đông, người sáng lập công ty đồng ý với số tiền một xe ô tô hoặc được một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thẩm định và với kết quả thẩm định này được các thành viên sáng lập công ty đồng ý thì chúng ta đưa tài sản cố định đó vào tài sản công ty. Và kế toán hạch toán và làm theo các bước như ở trong bài.

Nếu kết quả thẩm định lại giá ô tô cao hơn 1 tỷ, giả định là 1 tỷ 200 nghìn đồng. Sau khi hoàn thành hết các thủ tục thì kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 211: 1.200.000.000 VNĐ

        Có TK 4111: 1.000.000.000 VNĐ

        Có các TK 4112: 200.000.000 VNĐ

Nếu kết quả thẩm định lại giá ô tô nhỏ hơn 1 tỷ, giả định là 800 triệu đồng. Sau khi hoàn thành hết các thủ tục thì kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 211: 800.000.000 VNĐ

        Có các TK 4112: 200.000.000 VNĐ

        Có TK 4111: 1.000.000.000 VNĐ

Tóm lại, qua bài viết mong bạn đọc hiểu rõ hơn về cách đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty mới thành lập. Còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Cộng Đồng Làm Kế Toán để được giải đáp. Hi vọng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận