12 lưu ý kế toán cần tránh trước khi quyết toán thuế

Trước quyết toán thuế | Trong giai đoạn quan trọng nhằm để hoạt động quyết toán thuế được thuận lợi tránh phát sinh sai sót không đáng có kế toán cần lưu ý những trường hợp nào trước khi quyết toán thuế – cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây.

12 lưu ý kế toán cần tránh trước quyết toán thuế

1. Không xuất hóa đơn một vài tình huống đặc biệt

Đó là công trình nghiệm thu xong rồi, nhưng do 1 số lý do cho nên kế toán không thể xuất hóa đơn. 

VÍ DỤ 1: Công ty A nghiệm thu bàn giao công trình cho Công ty B ngày 01/10/2023.

Nhưng đến tận 12/12/2023 Công ty A mới xuất hóa đơn cho Công ty B. Trường hợp này Công ty A xuất sai thời điểm, sẽ bị truy thu Thuế GTGT, Thuế TNDN.

2. Chi phí Nguyên vật liệu, nhân công đưa vào không khớp dự toán

Chi phí nguyên vật liệu, nhân công đưa vào không khớp dự toán, tại vì vật liệu, nhân công do kế toán làm theo cảm tính, và nó dẫn đến:

– Chi phí nguyên vật liệu đưa vào cao hơn so với tổng mức nguyên vật liệu ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.

– Chi phí tiền lương cao hơn so với tổng mức nhân công ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.

thời điểm trước khi quyết toán 2
12 lưu ý kế toán cần tránh vào thời điểm trước quyết toán thuế

– Chi phí sản xuất chung đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí sản xuất chung ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.

– Chi phí máy thi công đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí máy thi công ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.

3. Không đủ thủ tục hồ sơ ghi nhận chi phí trước quyết toán thuế

Đó là Nguyên vật liệu lấy sau ngày nghiệm thu nhưng vẫn đưa vào để lấy làm chi phí khi không đủ thủ tục để bảo vệ. Kế toán cần có đầy đủ hồ sơ chứng từ:

– Hợp đồng.

– Biên bản bàn giao hàng hóa “Ngày trên biên bản là ngày trước khi nghiệm thu và có đánh số biên bản VD: 0988680223”.

– Biên bản bàn giao hóa đơn “Trong đó có nói rõ hóa đơn xuất cho biên bản bàn giao số 0988680223 và nhớ không nên ghi ngày”.

4. Công ty có chấm công tính lương nhưng không có người ký

Công ty có công trình đã ngừng thi công nhưng vẫn chấm công tính lương vẫn đưa vào chi phí, hay tôi thấy 1 số công ty có chấm công tính lương nhưng lại không có người ký. Thậm chí vẫn trích khấu hao và phân bổ chi phí máy móc thi công thời điểm trước khi quyết toán thuế.

→ Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải ,có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.

5. Không theo dõi riêng chi phí giá thành 

Không theo dõi riêng chi phí giá thành của từng công trình, nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung kế toán “gom tất cả làm một” đưa vào cuối tháng mà không phân biệt là của công trình nào, khiến khi thuế hỏi không biết là của công trình nào.

6. Không có định mức nhiên liệu trước quyết toán thuế

Với chi phí máy thi công, hầu như các công ty nhỏ đều không có định mức dầu cho các ca máy, không có lịch trình điều động xe thời điểm trước khi quyết toán thuế.

7. Chi tiền từ tài khoản cá nhân của sếp nhưng kê khai thuế TK công ty

Hóa đơn ăn uống các sếp mang về không có bill đi kèm. Hay có TH sếp có hóa đơn mua đồ dùng của siêu thi…sếp mua nhưng mang về kế toán kê khai thuế bị xuất toán không chấp nhận chi phí và khấu trừ VAT

Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.

XEM THÊM:

Có được trừ chi phí khấu hao TSCĐ khi quyết toán thuế TNDN?

Thủ tục quyết toán thuế người nước ngoài – 03 trường hợp

8. Âm quỹ tiền mặt quá nhiều

Tiền mặt không có chuyện âm, âm tiền gửi ngân hàng. Hoặc thu tiền mặt lại ghi nhận công nợ, mua nợ lại ghi nhận thu tiền mặt râu ông này cắm cằm bà kia

Tiền mặt nhiều mà đi vay mượn ngân hàng, nên xuất toán tiền đi vay không chấp nhận.

9. Vay tiền cá nhân vượt quá 150% mức lãi suất theo quy định NHNN

VÍ DỤ:

Ông Y cho Công ty MPK vay số tiền 200.000.000 đồng, lãi suất hàng tháng là 1.3%, trong khi đó lãi suất do Ngân hàng NNVN công bố tại thời điểm vay là 0.8%. 

Vậy số tiền Lãi vay được tính vào chi phí được trừ là: 200.000.000 * 0.8% * 150% = 2.400.000 đồng

Phần chi phí lãi vay bị loại trừ là: 200.000.000 * 1.3% – 2.400.000 = 200.000 đồng

→ Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống.

10. Ký hợp đồng mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa xuất hóa đơn 1 lần giá trị cao

Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như:

– Phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng

– Bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán

– Xác nhận của bên mua… thì chi phí đó mới hợp lý

11. Lập hóa đơn tính thuế GTGT đối với hàng hóa – dịch vụ dùng cho, biếu, tặng

Hàng hóa, dịch vụ dùng biếu, tặng thì không phải xác định doanh thu tính thuế TNDN nhưng vẫn lập hóa đơn tính thuế GTGT theo quy định về pháp luật về thuế GTGT. Chi phí hàng hóa, dịch vụ biếu, tặng khách hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. 

→ Tuy nhiên, chi phí của hàng hóa, dịch vụ này không phải là khách hàng nên không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

12. Thiếu xót về sổ sách kế toán

– Không có bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết

– Không có sổ chi tiết nguyên vật liệu, ko có bảng tổng hợp nhập xuất tồn

– Tài sản mua về không có hóa đơn chứng từ nhưng vẫn trích KH phân bổ

– Không nộp thuế môn bài đúng hạn phạt nộp chậm

– Không nộp thuế GTGT và TNDN đúng hạn phạt nộp chậm

Đối với trường hợp phải in ấn sổ sách kế toán:

  • Sổ chi tiết TK 112 : Nếu có nhiều TK ngân hàng mở nhiều NH khác nhau.

  • Sổ chi tiết TK 131 / 331 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả

  • Sổ chi tiết 138 / 338 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả khác (nếu có)

  • Sổ chi tiết 141 : Chi tiết từng đối tượng ứng cá nhân

  • Sổ chi tiết 154 : 1541/1542/1543… (nếu có)

  • Sổ chi tiết 333 : 33311 / 3334/3335/3338…

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

trước quyết toán thuế 2
24/7 Giải đáp kế toán

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng về 12 lưu ý kế toán cần tránh trước khi quyết toán thuế mong rằng sẽ hữu ích với bạn đọc & đừng quên LIKE FANPAGE cập nhật ưu đãi mới nhất dành cho các khóa học tổng hợp kế toán đa lĩnh vực có bao gồm đầy đủ các nghiệp vụ, các loại Thuế & BCTC năm! 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...