Quy định thuế tiếp thị liên kết TMĐT (Affiliate Marketing) mới

Đánh giá

Khám phá những bí mật về quy định thuế tiếp thị liên kết TMĐT (Affiliate Marketing) mới nhất cùng Công ty Kế Toán Việt Hưng. Những thay đổi quan trọng này không chỉ là sự điều chỉnh mà là cơ hội và thách thức cho các marketer và doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những ảnh hưởng và cách thích nghi trong bài viết dưới đây!

Tiếp thị liên kết là hình thức môi giới trực tuyến trong đó doanh nghiệp trả tiền cho các đối tác (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) khi họ giới thiệu khách hàng mua hàng thông qua các liên kết trên nền tảng internet, sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki …). Khi người dùng hoặc khách hàng nhấp vào liên kết sản phẩm, dịch vụ hoặc thực hiện hành động mua hàng hay đăng ký dịch vụ thì cá nhân làm liên kết tiếp thị sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng từ doanh nghiệp, sàn TMĐT, đây được xem như một hình thức nhận tiền hoa hồng môi giới.

Thông thường, hoa hồng cho cộng tác viên tiếp thị liên kết được tính dựa trên số lượng sản phẩm bán thành công thông qua việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm của họ.

CÔNG THỨC TÍNH HOA HỒNG NHẬN ĐƯỢC: 

Hoa hồng nhận được = Giá trị ròng của đơn hàng x Tỷ lệ hoa hồng

Trong đó, giá trị ròng của đơn hàng được xác định bằng:

Giá trị ròng của đơn hàng = Số tiền khách hàng thanh toán – Phí vận chuyển – Các khoản giảm giá 

quy định thuế tiếp thị liên kết 5
Xác định loại thu nhập từ tiếp thị liên kết

1. Quy định thuế tiếp thị liên kết TMĐT (Affiliate Marketing) mới nhất

1.1 Người làm tiếp thị liên kết không đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ tiền lương, tiền công:

Nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo thu nhập từ tiền lương, tiền công. Thu nhập này bao gồm các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác mà cá nhân nhận được từ sàn TMĐT.

(1) Đối với cá nhân không cư trú:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải khấu trừ thuế TNCN trước khi trả cho cá nhân làm tiếp thị liên kết. Thuế suất là 20% trên thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

(2) Đối với cá nhân cư trú:

– Không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dưới 3 tháng:

+ Nếu mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên, phải khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả.

+ Nếu tổng mức thu nhập sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế, cá nhân có thể làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tạm thời không bị khấu trừ thuế.

– Ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

+ Thu nhập sẽ bị khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần với thuế suất từ 5% đến 35%.

+ Thu nhập chịu thuế được tính sau khi trừ các khoản giảm trừ theo quy định và mức giảm trừ gia cảnh thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.

Cách tính thuế cho thu nhập từ tiếp thị liên kết KHÔNG ĐĂNG KÝ, CÁ NHÂN KINH DOANH:

Thu nhập chịu thuế: 120.000.000 VND

Giảm trừ gia cảnh (giả sử cá nhân không có người phụ thuộc): 132.000.000 VND

Thu nhập tính thuế = 120.000.000 − 132.000.000 = Kết quả âm

→ Vì thu nhập tính thuế cá nhân này không phải nộp thuế TNCN.

1.2 Người làm tiếp thị liên kết đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thuộc diện nộp thuế đối với thu nhập từ kinh doanh:

Nguyên tắc tính thuế:

– Theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

+ Đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình, doanh thu trên 100 triệu đồng/năm được tính cho một đại diện duy nhất của nhóm.

– Căn cứ tính thuế:

Theo Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC:

+ Căn cứ tính thuế gồm doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

+ Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là tổng doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền hoa hồng phát sinh trong kỳ tính thuế, bao gồm cả thưởng và hỗ trợ khác, bất kể đã thu được tiền hay chưa.

Cách tính thuế cho thu nhập từ tiếp thị liên kết ĐÃ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH :

– Tỷ lệ thuế trên doanh thu:

Thuế GTGT

Thuế GTGT tính trên thu nhập từ tiếp thị liên kết:

Thuế GTGT = Thu nhập chịu thuế x 5%

VD: Thuế GTGT = 100.000.000 x 5% = 5.000.000 VND

Thuế TNCN

Thuế TNCN tính trên thu nhập từ tiếp thị liên kết:

Thuế GTGT = Thu nhập chịu thuế x 2%

VD: Thuế GTGT = 100.000.000 x 2% = 2.000.000 VND

→ Cá nhân làm tiếp thị liên kết cần đăng ký mã số thuế cá nhân và khai báo thu nhập chịu thuế hàng năm hoặc theo quý, tùy vào quy định của cơ quan thuế. Thuế cần được nộp vào ngân sách nhà nước theo thời gian quy định.

2. Phân loại 02 khoản thu nhập từ tiếp thị liên kết TMĐT (Affiliate Marketing)

Khi so sánh 02 khoản thu nhập phía trên, trong trường hợp đối tác tiếp thị liên kết là cá nhân, các khoản thanh toán thường được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành từ tiền lương, tiền công. Điều này có thể dẫn đến mức thuế suất cao nhất lên tới 35%, gây ra chênh lệch đáng kể về thuế.
quy định thuế tiếp thị liên kết 2
Bảng so sánh 2 nguồn thu nhập căn cứ theo quy định thuế tiếp thị liên kết
 
→ Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề lớn nhất hiện nay là cá nhân làm Affiliate phải kê khai và nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản hoa hồng nhận được tương tự như người làm công ăn lương.

3. Phương pháp khai thuế người làm tiếp thị liên kết 

(1) Trường hợp ĐÃ ĐĂNG KÝ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

BƯỚC 1: Đăng ký mã số thuế

Cá nhân phải đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế quản lý địa phương.

BƯỚC 2: Khai báo và nộp thuế

BƯỚC 3: Lập và nộp tờ khai thuế

– Tờ khai thuế GTGT và TNCN sẽ được lập theo kỳ khai thuế (tháng hoặc quý tùy thuộc vào quy định của cơ quan thuế).

– Sau khi lập tờ khai, nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

BƯỚC 4: Nộp thuế

Nộp thuế GTGT và TNCN vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định của cơ quan thuế.

(2) Trường hợp KHÔNG ĐĂNG KÝ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

BƯỚC 1: Đăng ký mã số thuế cá nhân

Cá nhân cần đăng ký mã số thuế cá nhân nếu chưa có.

BƯỚC 2: Khai báo thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiếp thị liên kết sẽ được khai báo là thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Tính thuế TNCN:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Các bước tính thuế TNCN bao gồm:

– Xác định tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

– Trừ các khoản giảm trừ gia cảnh.

– Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần để tính thuế.

BƯỚC 3: Lập và nộp tờ khai thuế

– Tờ khai thuế TNCN (theo mẫu 02/KK-TNCN) được lập và nộp hàng năm.

– Nộp tờ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

BƯỚC 4: Nộp thuế

Nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định của cơ quan thuế.

4. Thực trạng nộp thuế của các cá nhân làm tiếp thị liên kết (Affiliate) 

quy định thuế tiếp thị liên kết 2
Ví dụ tra cứu thấy nghĩa vụ thuế TNCN phát sinh

– Cách 1: Khấu trừ thuế 10% tại nguồn

Một số nền tảng TMĐT có thể khấu trừ trực tiếp 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập của các Affiliate trước khi trả tiền hoa hồng. Ví dụ, nếu một Affiliate có thu nhập 20 tỷ đồng, nền tảng sẽ khấu trừ 2 tỷ đồng (10%) để nộp thuế thay cho Affiliate.

– Cách 2: Áp dụng thuế lũy tiến từng phần

Thuế TNCN có thể được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, với các mức thuế suất tăng dần theo thu nhập. Đối với những người có thu nhập cao, mức thuế suất cao nhất có thể lên đến 35% cho phần thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng.

quy định thuế tiếp thị liên kết 3
Ví dụ thực trạng Shopee gửi email cảnh báo Affiliate

Hậu quả của sự khác biệt trong cách tính thuế

– Nhiều Affiliate bị áp dụng thuế lũy tiến dẫn đến việc họ phải nộp thuế cao hơn so với dự tính ban đầu, gây ra tình trạng nợ thuế và thua lỗ. Ví dụ, một Affiliate có thu nhập 20 tỷ đồng/năm nhưng bị áp dụng thuế suất lũy tiến 35% cho phần thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng có thể dẫn đến tình trạng:

+ Doanh thu 20 tỷ đồng

+ Khấu trừ thuế 10% tại nguồn: 2 tỷ đồng

+ Áp dụng thuế lũy tiến:

=> Nếu tổng thu nhập trung bình hàng tháng vượt 80 triệu đồng, phần thu nhập vượt quá sẽ bị áp thuế lũy tiến 35%, dẫn đến khoản thuế cao hơn nhiều so với khấu trừ 10% ban đầu. Kết quả, mặc dù đã bị khấu trừ 2 tỷ đồng, người đó vẫn phải nộp thêm thuế theo mức lũy tiến, khiến tổng số thuế phải nộp lên đến hàng tỷ đồng.

VÍ DỤ CỤ THỂ:

Một Affiliate có thu nhập 20 tỷ đồng trong năm 2023:

– Doanh thu 20 tỷ đồng

– Khấu trừ thuế 10%: 20.000.000.000 x10% = 2.000.000.000 đồng

– Áp dụng thuế lũy tiến: 

Tổng thu nhập trung bình hàng tháng:

20.000.000.000/12 tháng = 1,666,666,666 VND/tháng 

Thu nhập chịu thuế hàng tháng sau giảm trừ gia cảnh (giả sử không có người phụ thuộc):

1,666,666,666 VND/tháng – 11.000.000 VND (giảm trừ bản thân) = 1,655,666,666 VND 

Áp dụng thuế lũy tiến cho phần thu nhập trên 80 triệu đồng:

5% cho 5 triệu đầu tiên

10% cho 5 triệu tiếp theo

15% cho 80 triệu tiếp theo

20% cho 160 triệu tiếp theo

25% cho 320 triệu tiếp theo

30% cho 480 triệu tiếp theo

35% cho phần còn lại:

1,655,666,666 − 1,050,000,000 = 605,666,666 VND 

605,666,666 × 35% = 211,983,333 VND

Tổng số thuế phải nộp hàng tháng:

Tổng thuế phải nộp trong năm:

486,366,666 × 12 = 5,836,399,992 VND

Do đã khấu trừ 2 tỷ đồng, số thuế còn phải nộp thêm:

5,836,399,992 − 2.000.000.000 = 3,836,399,992 VND

Kết quả là, dù đã khấu trừ 10% thuế tại nguồn, Affiliate vẫn phải nộp thêm hơn 3,8 tỷ đồng, dẫn đến việc lỗ 3,3 tỷ đồng sau khi tính thuế.

Đừng bỏ lỡ thông tin về quy định thuế tiếp thị liên kết TMĐT mới nhất từ Kế Toán Việt Hưng! Tại đây, chúng tôi đã cập nhật những thay đổi quan trọng và tác động của chúng đối với doanh nghiệp. Hãy ghé thăm Fanpage Kế Toán Việt Hưng ngay để không chỉ cập nhật thông tin mà còn nhận ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp. Hành động ngay để không bỏ lỡ cơ hội

0 0 Bình chọn
Bình chọn