Hướng dẫn cách hạch toán công ty xuất khẩu lao động

Đánh giá

Cách hạch toán công ty xuất khẩu lao động cần lưu ý những gì? Bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến hạch toán tại doanh nghiệp về XKLĐ, tìm hiểu ngay nhé!

Lưu ý về các chi phí trong doanh nghiệp xuất khẩu lao động

– Doanh thu từ hoạt động này là số tiền phí thu được của người lao động cho mỗi lần sang nước ngoài làm việc.

– Giá vốn từ hoạt động này là Tổng các chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để đưa người lao động sang nước ngoài làm việc. Trong đó sẽ bao gồm: Chi phí thuê giáo viên, chi phí làm Visa, chi phí môi giới, chi phí khám sức khỏe,…

Cách hạch toán công ty xuất khẩu lao động theo 2 giai đoạn

1. Giai đoạn 1: Hoạt động đào tạo ngoại ngữ cho học viên

* Các khoản chi phí văn phòng như: Lương lương Kế toán, Giám đốc, Ăn uống, Tiếp khách, Văn phòng phẩm, Điện thoại, Internet, Chi phí bàn ghế, máy tinh, công cụ dụng cụ…

Hạch toán:

Nợ TK 642

    Có TK: 111, 112, 331

* Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Vì Doanh nghiệp có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT).

* Các chi phí dịch vụ xuất khẩu:

Lưu ý về cách hạch toán công ty xuất khẩu lao động
Lưu ý về cách hạch toán công ty xuất khẩu lao động

– Chi phí tại nguồn cho các Trung tâm đưa người lên Doanh nghiệp:

+ Nếu có hóa đơn:

Nợ TK: 154

Nợ TK: 1331

    Có TK: 111, 112, 331

+ Đối với cá nhân không có hóa đơn cần trích lại 10% tiền Thuế TNCN trước khi chi trả cho cá nhân thực hiện hoa hồng.

– Chi phí dịch thuật, công chứng, phí làm visa, khám sức khỏe, có hóa đơn chứng từ, ghi:

Nợ TK: 154

Nợ TK: 1331

    Có TK: 111, 112, 331

– Doanh thu ghi nhận: Thu tiền từ đối tác nước ngoài trong việc tìm kiếm nguồn lao động, ghi:

Nợ TK: 131

    Có TK: 511

– Khi thu tiền phí của người lao động, ghi:

Nợ TK; 131

    Có TK: 511, 3331

* Các quy định về thuế khi xuất khẩu lao động:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế GTGT (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014):

– Tại Khoản 1b Điều 9 quy định dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%:

“Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; Cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ…”

– Tại Khoản 2b Điều 9 quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;…“.

– Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này...”

– Tại Điều 16 quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại Khoản 2 Điều 9 và Khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa…

2. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về thủ tục hải quan; Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…

3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng…

4. Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc hóa đơn xuất khẩu hoặc hóa đơn đối với tiền gia công của hàng hóa gia công“.

Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế GTGT:

Sửa đổi Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên Tờ khai hải quan“.”.

=> Các khoản doanh thu thu từ các Doanh nghiệp nước ngoài thông qua dịch vụ xuất khẩu lao động được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 2b Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC – Chi nhánh sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài. Còn hiện tại theo Thông tư 78 thì doanh nghiệp chuyển sang dùng hóa đơn điện tử.

– Đối với khoản thu từ người lao động tại Việt Nam để cung ứng dịch vụ việc làm phải lập hóa đơn GTGT xuất giao cho người lao động và áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.

2. Giai đoạn 2: Hoạt động Xuất khẩu lao động:

– Chi phí đào tạo ngoại ngữ cho học viên:

+ Chi phí mua đồng phục, sách vở, công cụ,… ghi:

Nợ TK: 154

Nợ TK: 1331

    Có TK: 111, 112, 331

Lưu ý về việc xác định đối tượng chịu thuế GTGT của DN xuất khẩu lao động
Lưu ý về việc xác định đối tượng chịu thuế GTGT của DN xuất khẩu lao động

+ Các chi phí phát sinh như lương cho giảng viên,… ghi:

Nợ TK: 154

    Có TK: 334

Chi trả lương, ghi:

Nợ TK: 334

    Có TK: 111, 112

* Các quy định về luật:

– Tại Khoản 3 Điều 19 hướng dẫn về thuế suất ưu đãi như sau:

3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:

a. Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).

– Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.

– Tại Khoản 13 Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp…

* Các công văn cần biết thêm: Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 thì Công ty được hưởng thuế suất ưu đãi và miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Điều 19, Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính, cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

– Để được ưu đãi như trên thì Doanh nghiệp phải có giấy phép con được cơ quan ban ngành chấp thuận: Sở Giáo Dục, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội cấp phép.

Hi vọng nội dung được tham khảo và chia sẻ về hạch toán công ty xuất khẩu lao động trên đây đã giúp kế toán làm tại công ty lĩnh vực đặc thù này hiểu và biết hạch toán đúng cách hơn. Mọi thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ kế toán mời bạn đặt câu hỏi để nhận giải đáp sớm nhất tại nhóm Cộng đồng kế toán của chúng tôi.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận