Phòng khám tư nhân là một loại hình doanh nghiệp đặc thù, có rất nhiều phát sinh về dịch vụ như: bán thuốc, khám chữa bệnh… Từ đó, mà các công việc kế toán đi kèm cũng mang đặc thù riêng, cần những lưu ý riêng. Nếu bạn đang làm kế toán phòng khám tư nhân, bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng chính là những nội dung bạn cần phải biết.
Kế toán tổng hợp là gì
Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh và thống kê một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm chung về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán, nên có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết chính xác các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Vậy để xử lý công việc hiệu quả, kế toán phòng khám tư nhân cần lưu ý những vấn đề nào. Cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo trong bài viết nhé!
Kế toán phòng khám tư nhân với công ty mới thành lập cần lưu ý gì?
– Hạch toán vốn góp
Vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, số lần góp vốn đó có thể 1 lần hoặc nhiều lần miễn sao là trong thời hạn pháp luật cho phép và đúng như cam kết góp vốn vào công ty và chính là góp vốn điều lệ.
Vấn đề 1: Phân loại dịch vụ khám chữa bệnh ra làm 2 loại chính cần theo dõi
– Dịch vụ khám bảo hiểm
– Dịch vụ khám chữa bệnh không có gói bảo hiểm
Kế toán phòng khám tư nhân nên phân loại các dịch vụ khám chữa bệnh thành 2 trường hợp để xử lý hạch toán dễ dàng hơn, bởi mỗi trường hợp sẽ có các lưu ý cũng như cách hạch toán khác nhau.
==> Chia rõ các vấn đề liên quan của 3 loại dịch vụ khám chữa bệnh sau:
– Dịch vụ siêu âm
– Dịch vụ X quang
– Dịch vụ xét nghiệm
Vấn đề 2: Hạch toán hóa đơn đầu vào – Đầu ra
Hóa đơn đầu vào hay còn gọi là hóa đơn mua hàng thông thường thuật ngữ này được hiểu là chứng từ dùng để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trình hoạt động trong tổ chức.
Hóa đơn đầu ra hay còn gọi là hóa đơn bán hàng, là loại chứng từ ghi nhận việc doanh nghiệp, tổ chức xuất bán hàng hóa dịch vụ trong kỳ phát sinh. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Đối với hóa đơn nguyên vật liệu kế toán phòng khám tư nhân lưu ý:
+ Phân loại thuốc dùng để xuất cho các dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc dùng để bán cho bệnh nhân
+ Phân loại thuốc thực phẩm chức năng chịu thuế suất 10%, thuốc khám chữa bệnh chịu thuế 5% để tránh nhầm lẫn trong quá trình xuất hoá đơn hoặc hạch toán trên phần mềm kế toán. Đặc biệt là những nghiệp vụ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo nội bộ cũng như báo cáo thuế theo tháng, quý, năm…
==> Lưu ý thuế GTGT của các loại thuốc xuất bán: Với thuốc thực phẩm chức năng chịu thuế 10%
Vấn đề 3: Đối với TSCĐ:
– Kế toán phòng khám tư nhân phân loại TSCĐ dùng khám chữa bệnh Có 1 số TSCĐ chịu thuế 5% hoặc 10% nhưng khi hạch toán thì gộp thuế vào nguyên giá vì TSCĐ để phục vụ cho dịch vụ khám chữa bệnh không chịu thuế GTGT.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò, tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao chính xác.
Vấn đề 4: Về công cụ dụng cụ:
– Phân biệt công cụ dụng cụ dùng cho quản lý và khám chữa bệnh thì phần thuế suất trên hóa đơn đưa vào giá trị CCDC để phân bổ hàng tháng.
– Công cụ dụng cụ dùng cho bên bán thuốc thì tách thuế hạch toán riêng.
Vấn đề 5: Về lương và bảo hiểm xã hội
– Lương của bác sỹ sẽ có sự khác nhau tại viện tư và bệnh viện, do đó kế toán phòng khám tư nhân cần chú ý phần thuế TNCN của lương bác sỹ. Nếu kê khai sai và làm sai tờ khai thuế TNCN, kế toán có thể sẽ bị phạt tiền theo quy định của Nhà nước.
– Tách hạch toán lương quản lý và lương của Y bác sỹ ra theo từng thông tư.
Vấn đề 6: Về xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
– Nguyên vật liệu trong các gói khám chữa bệnh là thuốc, vật tư ý tế nên khi xuất cần xem tính hợp lý của từng gói khám chữa bệnh để hạch toán
Nợ TK 154: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Theo thông tư 133
Có TK 152
Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Theo thông tư 200
Có TK 152
Công cụ dụng cụ: Như găng tay y tế, nước tẩy khuẩn… được cân đối theo định mức cho các phòng ban( nếu hạch toán nội bộ) còn cho các dịch vụ khám chữa bệnh (nếu làm thuế)
Vấn đề thứ 7: Giá thành trong viện tư:
– Với giá thành kế toán phòng khám tư nhân cần tính 2 lần tách ra
+ Giá thành cho khám dịch vụ
+ Giá thành cho khám BHXH.
=> Chính vì thế nên trên bảng cân đối tài khoản sẽ có 2 loại doanh thu dịch vụ chính và 2 loại giá vốn dịch vụ chính để theo dõi và đối chiếu
=> Kiểm tra đối chiếu bảng giá thành dịch vụ khám chữa bệnh
Vấn đề thứ 8: Lập và phân bổ thuế GTGT: Vì viện tư có cả bán thuốc và khám chữa bệnh nên khi cân đối thuế cần phân bổ thuế GTGT cho Bán thuốc (chịu thuế 5%) và cho dịch vụ khám chữa bệnh (không chịu thuế).
Cách hạch toán kế toán dịch vụ y tế ở phòng khám đa khoa
– Áp dụng theo thông tư 133
+ Khi xuất thuốc cho các dịch vụ liên quan kế toán phòng khám tư nhân hạch toán:
Nợ TK 154
Có TK 152
+ Khi xuất chi phí dụng cụ cho các gói dịch vụ phân bổ:
Nợ TK 154
Có TK 153
+ Khi phân bổ chi phí cho các gói dịch vụ:
Nợ TK 154
Có TK 242
+ Khi khấu hao tài sản cố định cho các gói dịch vụ:
Nợ TK 154
Có TK 214
+ Các chi phí khác:
Nợ TK 154
Có TK 111
Hi vọng với những lưu ý cho kế toán phòng khám tư nhân được chia sẻ trong bài viêt đã giúp bạn đúc kết được kinh nghiệm để làm việc hiệu quả.
Nếu bạn còn lo lắng khi chưa có nhiều kinh nghiệm để làm việc tại viện tư, tham khảo ngay khóa học chuyên sâu của chúng tôi. Truy cập fanpage để nhận tư vấn chuyên sâu hoặc liên hệ ngay 0988680223 – 0982929939.