Do dịch Covid-19 tạo điều kiện cho doanh nghiệp TP. Hà Nội khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh ngày 24 tháng 03 năm 2020 Liên ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố – Sở Lao động Thương binh và Xã hội – Sở Tài chính đã ban hành Quy trình thực hiện chi tiết như thế nào cùng Kế toán Việt Hưng tham khảo qua bài viết sau.
1. Trường hợp doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh, không bố trí được việc làm cho người lao động
Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc
– Gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã (gọi chung là Phòng Lao động Thương binh và xã hội cấp huyện) đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết).
– Gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội thành phố trực tiếp quản lý
– Gửi Bộ, ngành Trung ương (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý)
CÁCH THỰC HIỆN
HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐỐI CHIẾU
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản chính (hoặc bản sao) giấy tờ liên quan đến việc doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh
- Bảng chấm công, danh sách trả lương tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất kinh doanh và tại thời điểm có công văn đề nghị
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động tạm thời nghỉ việc (thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương, hưởng lương ngừng việc …)
2. Trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh Covid-19 gây ra (không kể giá trị tài sản là đất)
Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại dịch bệnh
– Gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch quận, huyện, thị xã (gọi chung là Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện) đối với doanh nghiệp do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc đối tượng gửi Sở Tài chính và Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết).
– Gửi Sở Tài chính Hà Nội đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội thành phố trực tiếp quản lý;
– Gửi cơ quan tài chính của Bộ, Ngành Trung ương hoặc Bộ Tài chính (đối với Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý).
CÁCH THỰC HIỆN
Doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính – kế hoạch cấp huyện hoặc Sở Tài Chính như sau:
+ Công văn đề nghị xác nhận đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (mẫu số 01.b)
+ Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại (mẫu số 02.b)
+ Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại dịch bệnh (Mẫu số 02.c)
HỒ SƠ LIÊN QUAN ĐỐI CHIẾU
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kê khai thuế tại thời điểm gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại và gần nhất với thời điểm bị thiệt hại
- Hóa đơn chứng từ
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hồ sơ khác liên quan (như tài liệu về hủy hợp đồng, tiêu hủy tài sản, …) (nếu có); …
3. Trường hợp Doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý
– Đề nghị liên hệ với Bộ ngành, trung ương hoặc Bộ Tài chính để thẩm định, giải quyết theo thẩm quyền.
4. Thời hạn nhận hồ sơ giải quyết
– Thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Lao động Thương binh Xã hội cấp huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện, Sở Lao động Thương binh xã hội Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội, các Bộ, ngành Trung ương, hoặc Bộ Tài chính xem xét, xác định và có văn bản trả lời Doanh nghiệp.
5. Trường hợp khi DN có văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, gồm:
–Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS)
– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS)
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất