Trong hoạt động kinh doanh, việc quản lý tài chính giữa trụ sở và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh luôn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Làm sao để bù trừ lãi lỗ giữa các đơn vị một cách hiệu quả, tuân thủ đúng quy định pháp luật và tối ưu nguồn lực? Bài viết sau từ Trung tâm Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết cách bù trừ lãi lỗ giữa trụ sở và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với các cập nhật mới nhất.
1. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh là gì?
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh là một đơn vị thành viên của công ty, được thành lập tại một tỉnh hoặc thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của công ty. Chi nhánh này hoạt động kinh doanh nhưng không có tư cách pháp nhân độc lập, vì vậy mọi hoạt động tài chính, thuế và báo cáo kế toán của nó đều phụ thuộc vào trụ sở chính.
Đặc điểm của chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh
– Không có tư cách pháp nhân riêng: Chi nhánh không thể tự phát hành hóa đơn, tự kê khai hoặc quyết toán thuế riêng, mà phải thực hiện thông qua trụ sở chính.
– Phụ thuộc về tài chính: Mọi giao dịch kinh doanh, thu chi, và các khoản lãi lỗ của chi nhánh đều được báo cáo và ghi nhận tại trụ sở chính, nơi thực hiện nghĩa vụ thuế và quyết toán cho toàn bộ công ty.
– Tuân theo quy định địa phương: Chi nhánh phải tuân thủ một số quy định của tỉnh hoặc thành phố nơi nó hoạt động, bao gồm cả các yêu cầu về giấy phép hoạt động.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường ở các khu vực khác nhau nhưng vẫn giữ được sự kiểm soát và tập trung hóa về mặt tài chính, giúp đơn giản hóa quy trình hạch toán và quản lý thuế cho toàn công ty.
2. Cách các chi nhánh hạch toán phụ thuộc kết nối với trụ sở chính
Chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh cần kết nối chặt chẽ với trụ sở chính thông qua quy trình hạch toán thống nhất, bao gồm:
– Chi nhánh cần gửi báo cáo doanh thu, chi phí và số liệu hạch toán về trụ sở chính theo định kỳ (tháng/quý/năm). Trụ sở chính sẽ tổng hợp, kiểm soát và kết nối dữ liệu từ các chi nhánh để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
– Trụ sở chính sẽ xem xét số liệu của từng chi nhánh, thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết, bao gồm cả bù trừ lãi/lỗ giữa các chi nhánh, để đảm bảo báo cáo tài chính toàn công ty chính xác.
– Vì chi nhánh hoạt động tại các tỉnh khác nhau, trụ sở chính cần đảm bảo rằng việc hạch toán và kê khai thuế tại mỗi địa phương được thực hiện đúng quy định. Điều này thường bao gồm việc đăng ký mã số thuế phụ thuộc cho từng chi nhánh và kê khai, nộp thuế đầy đủ tại các địa phương có chi nhánh hoạt động.
3. Tại sao cần quan tâm đến vấn đề bù trừ lỗ giữa trụ sở và chi nhánh khác tỉnh?
Việc bù trừ lỗ giữa trụ sở và chi nhánh khác tỉnh rất quan trọng đối với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh. Các chi nhánh ở các tỉnh khác nhau có thể có hiệu quả kinh doanh khác nhau, dẫn đến lợi nhuận hoặc lỗ tùy từng địa phương. Để đảm bảo tình hình tài chính ổn định cho toàn bộ công ty, doanh nghiệp cần được phép bù trừ lỗ giữa các chi nhánh và trụ sở chính. Điều này giúp tối ưu hóa nghĩa vụ thuế và giảm thiểu tác động của chi phí lỗ tại các chi nhánh gặp khó khăn, từ đó cân đối lợi nhuận tổng thể.
4. Hạch toán chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh
Bút toán ghi nhận doanh thu tại chi nhánh:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (chi tiết chi nhánh)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Bút toán ghi nhận chi phí tại chi nhánh:
Nợ các TK chi phí như 641 – Chi phí bán hàng, 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, 627 – Chi phí sản xuất chung, v.v.
Có TK 336 – Phải trả nội bộ (chi tiết trụ sở chính)
Bút toán khi trụ sở chính chi hộ cho chi nhánh:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (chi tiết chi nhánh)
Có các TK tiền như 111, 112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
– Nếu chi nhánh lãi, chuyển về trụ sở chính:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (chi tiết chi nhánh)
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
– Nếu chi nhánh lỗ, chuyển lỗ về trụ sở chính để bù trừ:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 336 – Phải trả nội bộ (chi tiết chi nhánh)
Bút toán phân bổ chi phí từ trụ sở chính về chi nhánh:
– Tại trụ sở chính:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 – Phải trả nội bộ (chi tiết chi nhánh)
– Tại chi nhánh:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (chi tiết trụ sở chính)
Có các TK chi phí liên quan (641, 642, v.v.)
Ghi nhận thuế GTGT đầu ra của chi nhánh:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ (chi tiết chi nhánh)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
5. Quy định về bù trừ lãi lỗ giữa trụ sở và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh
5.1 Về định nghĩa đơn vị phụ thuộc
Theo Khoản 8 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC:
8. “Đơn vị phụ thuộc” bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện. |
5.2 Về địa điểm nộp hồ sơ thuế
Theo Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP:
“Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế … 2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, …” |
5.3 Về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Khoản 9 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:
“9. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập. …” |
5.4 Về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính
Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
“1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh. …” |
5.5 Về khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
Theo Khoản 1 và Khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC:
“1. Các trường hợp được phân bổ: a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán; b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành; …” |
“4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc. …” |
5.6 Về khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế TNDN
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
“2. Phương pháp phân bổ: c) Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng.” |
Theo Điểm c Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
5.7 Về Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế TNCN
Theo Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC:
5.8 Về hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
6. Tinh huống thực tế bù trừ lãi lỗ giữa trụ sở và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh
TRƯỜNG HỢP 1:
✅ Trường hợp Công ty có trụ sở chính tại tỉnh Vĩnh Phúc, có chi nhánh hạch toán phụ thuộc là đơn vị sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh thì Công ty khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế tập trung tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính) theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 1 Điều 12 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đồng thời, Công ty phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 1 Điều 12 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
✅ Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, Công ty có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì Công ty thực hiện bù trừ các khoản thu nhập theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Việc phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
TRƯỜNG HỢP 2:
✅ Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi là Chi nhánh) của Công ty tại Bắc Ninh trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do Chi nhánh đăng ký hoặc do Công ty đăng ký với cơ quan thuế quản lý Chi nhánh, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì Chi nhánh khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Chi nhánh theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
✅ Về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Số thuế GTGT còn được khấu trừ (nếu có) của Chi nhánh không được tổng hợp cùng với số thuế GTGT còn được khấu trừ của Công ty khi Công ty đề nghị hoàn thuế GTGT với CQT quản lý.
TRƯỜNG HỢP 3:
✅ Trường hợp công ty của bà Loan có hoạt động, kinh doanh trên địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế là cơ quan thuế quản lý trụ sở chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
✅ Trường hợp chi nhánh công ty của bà là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) thì chi nhánh thuộc trường hợp phân bổ thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. Công ty thực hiện khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
✅ Trường hợp chi nhánh công ty của bà là cơ sở sản xuất thì chi nhánh thuộc trường hợp phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Công ty của bà thực hiện khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ.
✅ Trường hợp công ty của bà chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính thì công ty thuộc trường hợp phân bổ thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Công ty thực hiện khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC THỬ MIỄN PHÍ
[gravityform id=”15″ title=”false” description=”true”]Thời gian học:
Sáng: 08h30′ – 12h00′ Chiều: 14h00′ – 17h30′ Tối: 19h00′ – 22h30′ ( Từ T2 đến CN ).
Mỗi buổi học 02 giờ, học viên tự chọn trong khoảng thời gian Từ 08h30′ đến 22h30′.
Hy vọng những chia sẻ về cách bù trừ lãi lỗ giữa trụ sở và chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh từ Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật các ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học kế toán và dịch vụ chuyên nghiệp!