Đề Xuất Thông Tư Thay Thế Thông tư 200 Áp Dụng Từ 1.1.2025 (Lần 2)

5/5 - (1 bình chọn)

Vào ngày 1.1.2025, một bản thông tư thay thế Thông tư 200 /2014/TT-BTC, hứa hẹn mang lại những điều chỉnh quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Đây là đề xuất thay thế lần thứ hai, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Vậy những điểm thay đổi chính là gì? Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho sự chuyển đổi này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả.

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thay thế Thông tư 200/2014/TT-BTC

Giới thiệu về Thông tư 200

Thông tư 200/2014/TT-BTC, được ban hành vào năm 2014, là một trong những quy định quan trọng nhằm điều chỉnh hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông tư này đóng vai trò thiết yếu trong việc hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính, quy định chi tiết về cách ghi nhận các giao dịch, nghiệp vụ kế toán, và các nguyên tắc tài chính mà doanh nghiệp phải tuân thủ.

Lý do đề xuất ban hành dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200

thông tư thay thế thông tư 200 7
Ảnh 1. Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200 lần 2

Sau nhiều năm áp dụng, Thông tư 200 đã bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việc không đồng nhất giữa chế độ kế toán Việt Nam và quốc tế đã khiến các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Bộ Tài chính nhận thấy cần phải cải tiến Thông tư 200 để đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, phù hợp hơn với bối cảnh phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh hiện đại.

Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200 hướng tới việc tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế, không chỉ nhằm đồng bộ với các quy định quốc tế mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các quy trình kế toán tiên tiến, đặc biệt với các doanh nghiệp FDI. Những thay đổi này góp phần nâng cao tính linh hoạt cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, các cải tiến còn giúp nâng cao tính chính xác, tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình báo cáo tài chính, từ đó tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Về lâu dài, để xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc tế, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu và ban hành Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam (VFRS), cập nhật đồng bộ với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

2. Lộ trình áp dụng Thông tư thay thế Thông tư 200

Dưới đây là lộ trình áp dụng dự kiến của thông tư thay thế Thông tư 200:

📌Tháng 12/2024 – Ban hành chính thức: Bộ Tài chính sẽ công bố thông tư mới vào tháng 12, bao gồm các chi tiết về quy định và các thay đổi cụ thể mà doanh nghiệp cần thực hiện.

📌Ngày 1/1/2025 – Thời điểm có hiệu lực: Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là thời điểm các doanh nghiệp phải điều chỉnh hệ thống kế toán để đáp ứng các quy định mới.

📌Tháng 3/2025 – Báo cáo đầu kỳ: Các doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tài chính đầu tiên theo thông tư mới trong quý 1/2025, thể hiện sự tuân thủ ban đầu với các yêu cầu cập nhật.

📌Tháng 6/2025 và định kỳ 6 tháng – Đánh giá và cập nhật: Bộ Tài chính dự kiến tiến hành đánh giá sau 6 tháng áp dụng để thu thập phản hồi từ doanh nghiệp và điều chỉnh những điểm chưa phù hợp nếu cần thiết. Doanh nghiệp có thể được yêu cầu cập nhật các tài liệu liên quan.

3. Về hệ thống tài khoản trong Thông tư thay thế Thông tư 200

Doanh nghiệp được chủ động thiết kế danh mục tài khoản kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch. Khi bổ sung hoặc sửa đổi các tài khoản kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện với mức độ ảnh hưởng VỪA.

3.1 Loại bỏ 6 Tài khoản cấp 1 và 34 Tài khoản cấp 2

thông tư thay thế thông tư 200 2
Ảnh 2. Loại bỏ 6 Tài khoản cấp 1 và 34 Tài khoản cấp 2 trong Thông tư thay thế Thông tư 200

👉 Việc loại bỏ một số tài khoản kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng LỚN.

3.2 Đổi tên 10 tài khoản 

TK 155 Thành phẩm -> Sản phẩm

TK 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ -> Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ TSCĐ

TK 242 Chi phí trả trước -> Chi phí chờ phân bổ

TK 244 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược -> Cầm cố, ký quỹ, ký cược

TK 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng -> Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng

TK 4112 Thặng dư vốn cổ phần -> Thặng dư vốn

TK 419 Cổ phiếu quỹ -> Cổ phiếu quỹ, cổ phiếu mua lại của chính mình

TK 5112 Doanh thu bán các thành phẩm -> Doanh thu bán sản phẩm

TK 5212 Hàng bán bị trả lại -> Giảm giá hàng bán

TK 5213 Giảm giá hàng bán -> Hàng bán bị trả lại

👉 Việc đổi tên một số tài khoản kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng VỪA.

3.3 Bổ sung mới 17 Tài khoản 

– 7 Tài khoản ngoài bảng từ TK 001 đến TK 007

– 3 Tài khoản cấp 1: TK 337, TK 332 TK 456

– 7 Tài khoản chi tiết: TK 2282, TK 2414, TK 34314, TK 34321, TK 34322, TK 6275 TK 6416

thông tư thay thế thông tư 200 20
Ảnh 3. Bổ sung mới 17 tài khoản Thông tư thay thế Thông tư 200

👉 Việc bổ sung mới một số tài khoản kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng VỪA.

4. Về hạch toán và chính sách kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200

4.1 Bổ sung nguyên tắc kế toán đối với các tài khoản thêm mới

4.2 Nguyên tắc áp dụng tỷ giá

Thêm tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, được tính dựa trên các khoản phát sinh ghi bên Nợ của tài khoản tiền, các khoản phải thu, tài sản khác hoặc bên Có khi có sự gia tăng nguyên tệ trong kỳ (có thể xác định tỷ giá tại cuối kỳ hoặc tại mỗi thời điểm thanh toán).

👉 Việc bổ sung mới nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng LỚN

4.3 Đánh giá lại tài khoản ngoại tệ

Vào cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp cần đánh giá lại số dư của tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình tại ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch. Đối với số dư các khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng, doanh nghiệp cần đánh giá lại theo tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi.

👉 Việc đánh giá lại tài khoản ngoại tệ trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng VỪA

4.4 Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho

Thêm quy định cho phép doanh nghiệp dựa trên đặc điểm, tính chất, số lượng, loại hình của từng mặt hàng tồn kho, cùng với yêu cầu quản lý và điều kiện vật chất, để lựa chọn phương pháp xác định giá trị tồn kho cuối kỳ. Phương pháp này cần được áp dụng nhất quán qua các kỳ kế toán.

👉 Việc nguyên tắc kế toán hàng tồn kho trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng LỚN

5. Về đơn vị tiền tệ trong kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200

Đồng Việt Nam (VND) là đơn vị tiền tệ chuẩn để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ và đáp ứng các điều kiện, doanh nghiệp có thể chọn ngoại tệ.

ĐIỀU KIỆN chọn ngoại tệ:

– Đơn vị tiền tệ dùng chủ yếu trong giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ, ảnh hưởng lớn đến giá bán và là tiền tệ để niêm yết, thanh toán.

– Đơn vị tiền tệ dùng chủ yếu trong mua hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, và thường là tiền tệ thanh toán cho các chi phí này.

YẾU TỐ cung cấp bằng chứng chọn ngoại tệ:

– Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (phát hành cổ phiếu, trái phiếu).

– Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.

QUY ĐỊNH thay đổi đơn vị tiền tệ:

Sau khi xác định đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp không được thay đổi trừ khi có thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

6. Về trình bày Báo cáo tài chính trong Thông tư thay thế Thông tư 200

6.1 Thêm vào bộ báo cáo tài chính theo bản dự thảo

1️⃣ Báo cáo tài chính:

  • B01-DN: Báo cáo tình hình tài chính

  • B02-DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  • B03-DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (PP trực tiếp)

  • B03-DN-GT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (PP gián tiếp)

  • B09-DN: Thuyết minh báo cáo tài chính

2️⃣ Báo cáo tài chính giữa niên độ

  • Báo cáo tình hình tài chính giữa niên độ

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

  • Thuyết minh báo cáo tài chính

3️⃣ Báo cáo tài chính tổng hợp

  • Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp

  • Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp

6.2 Thay đổi tên gọi báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính -> Báo cáo tình hình tài chính

6.3 Thay đổi về Bảng cân đối kế toán

– Loại bỏ 6 chỉ tiêu gồm:

  • Chỉ tiêu 135: Phải thu về cho vay ngắn hạn.

  • Chỉ tiêu 215: Phải thu về cho vay dài hạn.

  • Chỉ tiêu 371: Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.

  • Chỉ tiêu 419: Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

  • Chỉ tiêu 422: Nguồn vốn đầu tư XDCB.

  • Chỉ tiêu 430: Nguồn kinh phí và quỹ khác.

– Thêm mới 6 Chỉ tiêu gồm:

thông tư thay thế thông tư 200 8
Ảnh 4. 6 chỉ tiêu mới có Bảng CĐKT trong Thông tư thay thế Thông tư 200

– Thay đổi 1 Tài khoản:

Chỉ tiêu 343 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ xuống mục 419 của Vốn chủ sở hữu.

👉 Việc thay đổi Bảng cân đối kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng LỚN

6.4 Thay đổi về Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 

Thêm mới Chỉ tiêu 21 – Lợi nhuận gộp của hoạt động BĐSĐT.

👉 Việc thay đổi Báo cáo kết quả HĐSXKD trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng VỪA

6.5 Thay đổi về Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 

(1) Phương pháp trực tiếp

– Xóa bỏ chỉ tiêu: 7.7 Tiền chi sự nghiệp.

– Thêm mới chỉ tiêu: 1.5 Nhận được tiền thanh toán trước cho một phần giá trị hợp đồng.

(2) Phương pháp gián tiếp

– Xóa bỏ chỉ tiêu: 2.3 Thu về bán bất động sản đầu tư

– Thay đổi công thức một số chỉ tiêu và thay đổi một số từ ngữ/mã số sử dụng trên báo cáo tài chính.

– Thay đổi mẫu số theo thông tư mới.

👉 Việc thay đổi BC Lưu chuyển tiền tệ trong Thông tư thay thế Thông tư 200 có sức ảnh hưởng VỪA

6.6 Cập nhật cách phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn hoặc dài hạn trên báo cáo tình hình tài chính.

thông tư thay thế thông tư 200 4
Ảnh 5. Phân loại tài sản và nợ ngắn hạn, dài hạn trên BCTC theo Thông tư thay thế Thông tư 200

Theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 102 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, các tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tính từ thời điểm lập báo cáo sẽ được phân loại là ngắn hạn.

7. Về hệ thống biểu mẫu và chứng từ kế toán trong Thông tư thay thế Thông tư 200

Thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán:

– Doanh nghiệp có thể tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán, nhưng phải đảm bảo nội dung theo khoản 1 Điều 16 Luật Kế toán và phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của đơn vị.

– Nếu không tự thiết kế, doanh nghiệp phải sử dụng biểu mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư.

Chứng từ kế toán theo quy định khác:

– Doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác phải tuân theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.

Sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán:

– Khi sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện (không cần Bộ Tài chính chấp thuận như Thông tư 200).

Lập và ký chứng từ kế toán:

– Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phải lập chứng từ kế toán, chỉ lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ.

– Chứng từ phải lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác.

– Chữ ký phải do người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền, nghiêm cấm ký khi chưa ghi đủ nội dung.

– Phân cấp ký chứng từ do người đại diện theo pháp luật quy định, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và an toàn tài sản.

Quy định về kế toán trưởng:

– Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền không được ký “thừa ủy quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp và không được ủy quyền lại cho người khác.

8. Điểm nổi bật đồng bộ với IFRS trong Thông tư thay thế Thông tư 200

thông tư thay thế thông tư 200
Ảnh 6. Một số điểm đồng bộ với IFRS trong Thông tư thay thế Thông tư 200

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ KẾ TOÁN

[gravityform id=”15″ title=”false” description=”true”]

Thời gian học:

Sáng: 08h30′ – 12h00′ Chiều: 14h00′ – 17h30′ Tối: 19h00′ – 22h30′ ( Từ T2 đến CN ).

Mỗi buổi học 02 giờ, học viên tự chọn trong khoảng thời gian Từ 08h30′ đến 22h30′.

 
Thông tư mới thay thế Thông tư 200 sẽ mang đến nhiều thay đổi quan trọng cho ngành kế toán từ ngày 1.1.2025. Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật kiến thức cùng Kế Toán Việt Hưng! Hãy theo dõi Fanpage của chúng tôi để nhận ưu đãi hấp dẫn về các khóa học kế toán tổng hợp, thuế và dịch vụ kế toán đa lĩnh vực. Hành động ngay hôm nay!
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận