6 Bước Làm Thủ Tục Đăng Ký Kinh Doanh Dạy Thêm Năm 2025

5/5 - (10 bình chọn)

Dạy thêm là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải đăng ký kinh doanh dạy thêm theo quy định pháp luật. Để đảm bảo hoạt động hợp pháp và tránh những rủi ro pháp lý, các cơ sở giáo dục và giáo viên cần thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết.

Từ năm 2025, quy trình đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ có những điều chỉnh theo TT29/2024/TT-BGDĐT cho giáo viên dạy thêm. Trung tâm Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết để hoàn tất thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng, đúng quy định.

1. Quy định giáo viên dạy thêm

Từ ngày 14/2/2025, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực, quy định rõ về dạy thêm, học thêm:

Giáo viên tự do hoặc dạy tại cơ sở ngoài công lập có thể đăng ký kinh doanh để tổ chức dạy thêm theo các hình thức: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,…

Giáo viên công lập:

+ Không được quản lý, điều hành cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường.

+ Có thể tham gia dạy thêm ngoài trường nhưng phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian dạy.

+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy tại trường.

đăng ký kinh doanh dạy thêm 2
Ảnh 1. Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm

Quy định về học thêm

– Trong nhà trường, chỉ 3 nhóm học sinh được học thêm:

+ Học sinh có kết quả học tập chưa đạt.

+ Học sinh được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Học sinh lớp cuối cấp (9, 12) đăng ký ôn thi.

– Học sinh khối 6, 7, 8, 10, 11 không còn được học thêm trong trường, chỉ có thể học ngoài trường theo thỏa thuận với cơ sở dạy thêm.

– Không tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ các lớp nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống.

VẬY NÊN: Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh hợp pháp. Học sinh chỉ được học thêm trong trường nếu thuộc nhóm đặc biệt. Phụ huynh cần thích ứng với hình thức học thêm mới.

LƯU Ý: Nếu chỉ mở lớp dạy thêm tại nhà mà không thu học phí, không tổ chức dưới hình thức kinh doanh thì KHÔNG CẦN đăng ký kinh doanh.

2. Các mô hình hoạt động giấy phép đăng ký kinh doanh dạy thêm

đăng ký kinh doanh dạy thêm 2
Ảnh 2. Các mô hình hoạt động giấy phép đăng ký kinh doanh dạy thêm

– Hộ kinh doanh cá thể: Phù hợp với giáo viên mở lớp dạy thêm nhỏ lẻ, ít thủ tục, dễ quản lý.

– Doanh nghiệp tư nhân: Dành cho giáo viên muốn mở trung tâm dạy thêm lớn hơn nhưng vẫn tự quản lý toàn bộ.

– Công ty TNHH/Cổ phần: Thích hợp nếu có nhiều giáo viên hợp tác mở trung tâm chuyên nghiệp, có kế hoạch phát triển lâu dài.

3. Về đóng thuế đối với giáo viên dạy thêm

3.1 Giáo viên tự do – tự lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp

Nếu bạn là giáo viên tự do và muốn hợp pháp hóa hoạt động giảng dạy bằng cách thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc DN, bạn sẽ phải đóng các loại thuế sau:

MÔ HÌNH HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Về thuế môn bài
MỨC DOANH THU HỘ KINH DOANHMỨC THUẾ MÔN BÀI PHẢI NỘP
Doanh thu từ 100 – 300 triệu/năm300.000 VND/năm
Doanh thu từ 300 – 500 triệu/năm500.000 VND/năm
Doanh thu trên 500 triệu/năm1.000.000 VND/năm

LƯU Ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp)

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Hộ kinh doanh dạy thêm không phải nộp thuế GTGT (hoạt động kinh doanh dạy thêm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT).

Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

(1) Nếu doanh thu dưới 100 triệu/nămKHÔNG PHẢI đóng thuế.

(2) Nếu doanh thu trên 100 triệu/năm PHẢI đóng thuế.

Cách tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

đăng ký kinh doanh dạy thêm 3

Tỷ lệ thuế TNCN với nhóm ngành giáo dục tính là 2% theo Phụ lục I kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Từ 01/01/2026, theo Luật Thuế GTGT 2024, ngưỡng doanh thu để cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp thuế TNCN sẽ tăng lên 200 triệu đồng/năm tại Điều 5, Điều 17, khoản 2 Điều 18 của Luật Thuế GTGT 2024.

MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Nếu bạn mở công ty TNHH hoặc cổ phần để giảng dạy, mức thuế áp dụng:

Về thuế môn bài
MỨC DOANH THU HỘ KINH DOANHMỨC THUẾ MÔN BÀI PHẢI NỘP
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

3 triệu đồng/năm

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2 triệu đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ1 triệu đồng/năm

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): 20% lợi nhuận.

Thuế GTGT: 10% (trong trường hợp đăng ký kê khai thuế GTGT theo PP khấu trừ).

LƯU Ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ năm thành lập DN)

Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Tại Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 NĐ 218/2013/NĐ-CP:

đăng ký kinh doanh dạy thêm 5

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Điều 10 NĐ 218/2013/NĐ-CP DN được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật VN, có tổng doanh thu năm KHÔNG QUÁ 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định DN thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của DN của năm trước liền kề.

Thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% theo Điều 15 Nghị định 218.

Nên chọn hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?

– Nếu chỉ dạy cá nhân, không mở lớp lớn, chọn hộ kinh doanh để giảm thuế.

– Nếu có kế hoạch phát triển trung tâm dạy học, tuyển thêm giáo viên, mở DN là lựa chọn hợp lý.

3.2 Giáo viên công lập – Nhờ người khác đứng tên hộ kinh doanh, nhưng tự giảng dạy

Nếu bạn là giáo viên công lập, nhưng muốn mở lớp dạy riêng và nhờ người khác đứng tên hộ kinh doanh, sẽ có những điểm khác biệt về thuế:

– Người đứng tên hộ kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm nộp thuế.

Bạn có thể nhận tiền công giảng dạy dưới hình thức:

– Hợp đồng lao động: Chịu thuế TNCN (5 – 35% tùy mức thu nhập).

– Hợp đồng dịch vụ (giảng dạy theo từng buổi): Bị khấu trừ 10% thuế TNCN nếu thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.

-> Trả công không chính thức: Không kê khai thuế nhưng có rủi ro pháp lý.

📌 Điểm quan trọng CẦN LƯU Ý:

– Nếu CQ chủ quản phát hiện bạn dạy thêm ngoài giờ mà không xin phép, có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định.

– Nếu bị kiểm tra thuế, người đứng tên hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.

CHO NÊN:

(1) Nếu là giáo viên tự do: Tự lập hộ kinh doanh sẽ giúp hợp pháp hóa hoạt động, mức thuế khoảng 3% doanh thu. Nếu mở trung tâm, cần đăng ký công ty và chịu thuế cao hơn.

(2) Nếu là giáo viên công lập: Nhờ người khác đứng tên hộ kinh doanh có thể giúp tránh rủi ro về thuế, nhưng vẫn có nguy cơ bị phát hiện và ảnh hưởng đến công việc chính.

4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm

Nếu bạn là giáo viên tự do hoặc làm việc tại cơ sở ngoài công lập và muốn hợp pháp hóa việc dạy thêm, hãy làm theo các bước sau để đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm (tải về mẫu Phụ lục III-1 ban hành kèm theo TT02/2023/TT-BKHĐT).

• Tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh

• Ngành nghề kinh doanh: “Dạy thêm, giáo dục bổ trợ”

• Số vốn đăng ký

• Thông tin chủ hộ kinh doanh

– Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.

Biên bản họp các thành viên hộ gia đình (Nếu có nhiều người góp vốn)

Hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu dùng nhà riêng để dạy thêm, học thêm

– Danh mục ngành nghề kinh doanh:

• Mã ngành phù hợp: 8559 – Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.

• Ghi rõ: “Dạy thêm, học thêm”.

• Vốn điều lệ: Khuyến nghị từ 20 – 200 triệu đồng (tùy quy mô hoạt động).

Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nhóm mã ngành 8559 được quy định là nhóm “giáo dục khác chưa được phân vào đâu”

BƯỚC 2: NỘP HỒ SƠ TẠI UBND CẤP HUYỆN/QUẬN

Nơi nộp: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận/huyện nơi đặt cơ sở dạy thêm.

Thời gian giải quyết: 3 – 5 ngày làm việc.

Lệ phí: Khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ (tùy địa phương).

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ có văn bản yêu cầu bổ sung trong thời gian quy định.

BƯỚC 3: NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Sau khi được cấp phép, bạn cần:

– Treo biển hiệu tại địa chỉ đăng ký.

– Có thể khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng (nếu cần).

BƯỚC 4: KÊ KHAI THUẾ BAN ĐẦU TẠI CHI CỤC THUẾ

Đăng ký kê khai thuế tại Chi cục Thuế quận/huyện hoặc qua cổng thuế điện tử.

Các loại thuế phải nộp:

– Lệ phí môn bài (LPMB): Được miễn năm đầu.

– Thuế khoán (thuế thu nhập cá nhân + thuế GTGT) 

– Mua hóa đơn (nếu cần).

BƯỚC 5: CÔNG KHAI VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM

Trước khi tuyển sinh, các cơ sở dạy thêm cần minh bạch và cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

– Danh sách môn học và thời lượng giảng dạy.

– Địa điểm tổ chức, hình thức và khung thời gian của lớp học.

– Danh sách giáo viên tham gia giảng dạy.

– Mức học phí dự kiến.

Những thông tin này phải được niêm yết rõ ràng tại cơ sở kinh doanh hoặc công khai trên website của trung tâm để đảm bảo minh bạch và thuận tiện cho học viên.

BƯỚC 6: ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN THEO THÔNG TƯ 29/2024/TT-BGDĐT

Cơ sở dạy thêm phải đáp ứng các yêu cầu:

– Giáo viên giảng dạy phải có bằng cấp phù hợp (bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

Cơ sở vật chất đảm bảo: Diện tích phòng học, ánh sáng, phòng cháy chữa cháy (PCCC).

LƯU Ý QUAN TRỌNG:

– Giáo viên công lập không được đứng tên đăng ký hộ kinh doanh. Nếu muốn dạy thêm ngoài trường, có thể:

+ Nhờ người thân đứng tên và ký hợp đồng lao động để giảng dạy hợp pháp.

+ Không được dạy học sinh tiểu học, trừ trường hợp dạy nghệ thuật, thể thao hoặc kỹ năng sống.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể giúp giáo viên hợp pháp hóa việc dạy thêm, tuân thủ quy định mới từ ngày 14/2/2025. Nếu bạn là giáo viên công lập, cần cân nhắc giải pháp phù hợp để không vi phạm quy định.đăng ký kinh doanh dạy thêm 7

đăng ký kinh doanh dạy thêm 8

đăng ký kinh doanh dạy thêm 3
Ảnh 3. Hỏi đáp đăng ký kinh doanh dạy thêm

Hoàn tất đăng ký kinh doanh dạy thêm đúng quy trình sẽ giúp bạn yên tâm khởi nghiệp hợp pháp và bền vững! Nếu bạn còn thắc mắc về thủ tục kế toán hay muốn tối ưu hồ sơ thuế, đừng quên tham gia ngay Zalo Kế Toán Việt Hưng. Cập nhật ngay ưu đãi khóa học kế toán hộ kinh doanh và các gói dịch vụ kế toán chuyên sâu để làm chủ tài chính doanh nghiệp ngay hôm nay!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận