Cách phân loại kế toán doanh nghiệp

Đánh giá

Kế toán doanh nghiệp là gì? Các công việc cần là của 1 kế toán trong doanh nghiệp? Hiện nay nhiều bạn đang còn chưa mường tượng ra được Kế toán doanh nghiệp là gi? Các việc cần phải làm đối với một kế toán doanh nghiệp? Trong bài viết này Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với bạn khái quát chung về kế toán doanh nghiệp. Nhằm giúp các bạn có 1 cái nhìn tổng thể cho đến chi tiết về một kế toán doanh nghiệp là như thế nào?

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

– Hiện nay có rất nhiều khái niệm về KẾ TOÁN. Tuy nhiên theo Luật Kế toán số 88/2015/ QH13 ngày 20/11/2015. Thì kế toán được định nghĩa như sau:

“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”

– Như vậy, ta có thể rút ra được Kế toán doanh nghiệp là gì?

“Kế toán doanh nghiệp là  việc thu thập; xử lý; kiểm tra; phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp”.

Kế toán doanh nghiệp được phân loại như thế nào?

Tùy vào từng tiêu chí phân mà kế toán doanh nghiệp bao gồm nhiều cách phân loại. Cụ thể:

1. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

2. Nếu phân loại theo PHẦN HÀNH KẾ TOÁN

Kế toán doanh nghiệp có thể phân loại thành: Kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán tiền lương, kế toán ngân hàng, kế toán công nợ kế toán giá thành, kế toán bán hàng….

Tùy vào đặc điểm, loại hình và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể có tất cả hoặc 1 trong các phần hành kế toán trên.

3. Một số cách phân loại kế toán doanh nghiệp khác

 – Phân loại theo chức năng cung cấp thông tin:

  • Kế toán quản trị.
  • Kế toán tài chính.

Trong đó: theo quy định tại Điều 3 Luật kế toán 88/2015/QH14:

   + Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

   + Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

 – Phân loại theo việc ghi chép: kế toán đơn và kế toán kép.

Kế toán doanh nghiệp và những điều cần biết

CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM, VAI TRÒ CỦA 1 KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích trên phương diện của Kế toán quản trịKế toán tài chính. Vậy chức năng, nhiệm vụ của 2 loại kế toán này như thế nào?

Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp

– Kế toán tài chính có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính trên phạm vi toàn doanh nghiệp cho các đơn vị sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp thường là chủ sở hữu doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài. Ví dụ: Cơ quan thuế, ngân hàng, cơ quan thống kê, các nhà đầu tư.

– Kế toán quản trị có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp thông qua các báo cáo, con số thống kê chi tiết, cụ thể cho nhà quản lý. Nhằm giúp chủ doanh nghiệm nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra định hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Kỳ báo cáo của kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng vì thế mà khác nhau:

– Đối với kế toán tài chính: kỳ lập báo cáo theo quy định của cơ quan thuế, có thể là tháng, quý, năm.

– Đối với kế toán quản trị: kỳ báo cáo có thể là bất cứ lúc nào cần cung cấp thông tin từ chủ doanh nghiệp. Có thể là theo tuần, theo tháng, theo quý. Thậm chí là hàng ngày.

Tuy nhiên về tính bắt buộc theo quy định của pháp luật thì kế toán tài chính mang tính bắt buộc cao, còn kế toán quản trị không mang tính bắt buộc.

Các báo cáo của kế toán tài chính phải đảm tính thông nhất theo các nguyên tắc kế toán và chuẩn mực kế toán theo quy định của pháp luật.

Các nguyên tắc cần có đối với kế toán tài chính bao gồm:

  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích.
  • Nguyên tắc hoạt động liên tục.
  • Nguyên tắc giá gốc.
  • Nguyên tắc phù hợp.
  • Nguyên tắc nhất quán.
  • Nguyên tắc thận trọng.
  • Nguyên tắc Trọng yếu.

Các yêu cầu cần có đối với kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán tài chính nói riêng. Đó là: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh được

Đó là các nguyên tắc của yêu cầu cơ bản cần phải có đối với kế toán doanh nghiệp. Các bạn tìm hiểu chi tiết tại Chuẩn mực kế toán 01 – “Chuẩn mực chung” được ban hành bởi Quyết định 165/2002/QĐ-BTC và được hướng dẫn bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC.

>>> Chung quy lại Các công việc cần làm của 1 kế toán doanh nghiệp ta có thể hiểu như sau: Là thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra để làm tốt vai trò của một kế toán các bạn cần phải trau dồi, rèn luyện cho mình những kỹ năng làm việc của một kế toán mà bất cứ vị trí kế toán nào cũng cần. Như năng lực chuyên môn, thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng; kỹ năng phân tích số liệu và báo cáo tổng hợp; Trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra các bạn cần nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, phải biết cách sắp xếp quản lý thời gian. Đồng thời phải chịu được áp lực cao trong công việc của mình. Học ngay các kĩ năng cần thiết cùng giáo viên nhiều năm kinh nghiệp tại fanpage hoặc kênh youtube của chúng tôi nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận