Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Hiện nay khái niệm “Đơn vị sự nghiệp công lập” còn khá mới mẻ với một số người. Sau đây là các nội dung cơ bản về khái niệm, đặc biệt, phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất hiện nay Kế Toán Việt Hưng tổng hợp và chia sẻ đến bạn.
* Căn cứ pháp lý
– Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
– Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày
– Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
– Công văn 3772/BNV-KHTC….
* Các nội dung tìm hiểu trong bài viết
▶️ Khái niệm “Đơn vị sự nghiệp công lập” là gì?
▶️ Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
▶️ Cách xác định để phân loai đơn vị sự nghiệp.
▶️ Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Theo quy định tại Điều 9, Luật 58/2010/QH12 quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”
Người lao động làm việc cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập được gọi là VIÊN CHỨC.
Phân loại, đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp công lập
Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Sau khi đã tìm hiểu về đơn vị sự nghiệp công lập là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Luật số 58/2010/QH12, đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành 2 nhóm như sau.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ.
Được giao quyền tự chủ tức là có quyền tự chủ hoàn toàn về việc thực hiện nghĩa vụ, tài chính cũng như tổ chức bộ máy nhân sự.
Quy chế về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.
Ngoài ra ta có thể phân chia Đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các tiêu chí dưới đây:
Lưu ý: Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập được ổn định trong thời gian 3 năm. Hết thời hạn 3 năm sẽ tiến hành xem xét và phân loại lại cho phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Cách xác định mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên được xác định như sau:
Đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp công lập
Ta thấy đơn vị sự nghiệp có những tính chất, đặc điểm sau:
- Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
- Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
- Đơn vị sự nghiệp công lập phải có tư cách pháp nhân.
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
- Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
Bao gồm các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên
Các khoản chi thường xuyên như:
- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của cấp trên
- Chi hoạt động phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;
- Chi cho các hoạt động dịch vụ.
Các khoản chi không thường xuyên bao gồm:
- Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ; chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện tinh giản biên chế.
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước….
Khác với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những đơn vị do các tổ chức. Hoặc cá nhân góp vốn thành lập như các trường dân lập, tư thục, bệnh viện tư nhân, phòng công chứng từ và hoạt động của các đơn vị này chủ yếu bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc tự trang trải bằng nguồn thu sự nghiệp.
Trên đây là khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập. Hi vọng Kế toán Việt Hưng đã mang đến được cho các bạn một cách nhìn khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập. Hiểu được đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Các đặc điểm, vai trò, phân loại của đơn vị sự nghiệp công lập. Đó là được thành lập bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân và phục vụ các công việc phục vụ quản lý Nhà nước. Truy cập qua fanpage hoặc youtube của chúng tôi để cùng cập nhật thêm nhiều kiến thức hay hơn mỗi ngày nhé!