Theo Quyết định 19/2016/TT-BTC về việc hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáp dục đã có nhiều thay đổi với chế độ kế toán mới. Nhằm tăng cường tính độc lập, minh bạch về tài chính nên toàn bộ hệ thống từ chứng từ kế toán, quản lý sổ sách đến báo cáo tài chính đều thay đổi.
Điểm nổi bật mà chúng tôi muốn đề cập trong bài viết của thông tư 107 chính là việc hạch toán kế toán. Và các khoản thu học phí tại các trường giáo dục mần non và giáo dục phổ thông hệ công lập.
1. Tìm hiểu hoạt động thu học phí phát sinh
Học phí là một khoản thu nằm trong Danh mục phí và lệ phí. Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
Trước khi thông tư 107 ban hành. Tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập hạch toán khoản thu học phí được coi là 1 khoản thu sự nghiệp. Tuy nhiên, sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13. Đã chuyển khoản thu học phí sang cơ chế giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá cả. Theo đó, sẽ không có sự thay đổi lớn trong việc hạch toán các khoản thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Ở đây chúng ta sẽ hạch toán vào thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Không hạch toán vào thu hoạt động sự nghiệp. Dưới đây sẽ là một số điểm mới kế toán cần nhớ.
2. Hạch toán thu học phí theo Thông tư 107/2017/TT – BTC
2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng khi hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáp dục
Tài khoản 531: Thể hiện doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Kế toán sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản thu học phí. Và các khoản thu từ cấp bù miễn, giảm học phí theo quy định.
Tài khoản 154: Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản chi trực tiếp của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí.
Tài khoản 632: Sử dụng tài khoản này để tập hợp giá vốn của hoạt động đào tạo hoàn thành trong kỳ.
Tài khoản 642: Sử dụng tài khoản này để tập hợp các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí phát sinh trong kỳ (chi cho cán bộ quản lý, nhân viên hành chính…).
Tài khoản 652: Sử dụng tài khoản này để hạch toán các khoản chi phí liên quan đến nhiều hoạt động mà khi phát sinh chi phí chưa thể xác định cụ thể đối tượng chịu chi phí.
Tài khoản 008: Sử dụng tài khoản này để hạch toán dự toán được giao và rút dự toán thu cấp bù miễn, giảm học phí theo quy định.
2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
Khi thu học phí, ghi
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Chi phí tiền lương, tiền công phải trả và các khoản phải nộp theo lương của bộ phận trực tiếp thu học phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
Có TK 332,334
Chi phí bằng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động thu học phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
Có TK 111, 112
Chi phí khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động thu học phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
Có KT 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
Rút dự toán cấp bù miễn, giảm giá học phí về TK tiền gửi thu phí mở tại KBNN, ghi:
Nợ TK 111
Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động
Kết chuyển giá vốn thực tế của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành, chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
Cuối năm
– Kết chuyển trị giá vốn của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ và chi phí quản lý của dịch vụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả
Có TK 632,642
– Kết chuyển doanh thu dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả
3. Nguyên tắc hạch toán thu học phí theo TT 107
Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi số thu và việc sử dụng các khoản thu từ nguồn học phí theo quy định.
Các khoản chi phí trực tiếp của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí (bao gồm nguồn thu cấp bù miễn, giảm học phí) đơn vị hạch toán vào Tài khoản 154.
Các khoản chi phí quản lý được xác định của hoạt động đào tạo từ nguồn thu học phí (bao gồm nguồn thu cấp bù miễn, giảm học phí) đơn vị hạch toán vào Tài khoản 642 – Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc phân loại các khoản mục chi phí được đưa vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đào tạo được thực hiện theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Trên đây là một vài những điểm mới về hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục mà chúng tôi muốn lưu ý tới các bạn kế toán. Trong quá trình hạch toán chắc hẳn sẽ xảy ra một số lỗi cơ bản. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi phía dưới. Mọi thông tin sẽ được giải đáp nhanh nhất.
Khi thu học phí mình hach toan vao tk 531 chuk ko phải hach toan vào 3373 sao ạ