Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá

Doanh nghiệp nhà nước là một trong những tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ số vốn điều lệ hoặc cổ phần. Được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn. 

Căn cứ pháp luật 

Điều 4, Luật Doanh nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014 quy định:“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Luật Doanh nghiệp cũng giải thích về “doanh nghiệp nhà nước”: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, ngoài công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Luật có bổ sung loại hình doanh nghiệp thứ 5 là doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, “doanh nghiệp nhà nước” theo cách giải thích tại Điều 4, Luật Doanh nghiệp, thực chất là công ty TNHH một thành viên. Doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại với quy mô khác nhau theo 1 trong 2 mô hình quản lý như Điều 78, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cho công ty TNHH một thành viên.

Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước

Chủ đầu tư:

  • Là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác.

Luật áp dụng:

  • Các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Các loại DN nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Tư cách pháp lý:

  • Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

Sở hữu vốn:

  • Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).

Hình thức tồn tại:

  • DN nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu DNNN do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình DN như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.
  • Nếu DN do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình DN sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trách nhiệm tài sản:

  • DN nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

Thay vào đó, DN nhà nước được huy động vốn bằng cách cần phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tại doanh nghiệp 2014. 

dac-diem-doanh-nghiep-nha-nuoc

Nguyên tắc huy động vốn

  • Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của DN;
  • Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
  • Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
  • Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.

So với doanh nghiệp tư nhân, DNNN thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn. Trong khi các công ty tư nhân chi tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông. DNNN thường phải chịu trách nhiệm của xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến việc các DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận