Cách thức hạch toán chi tiết tài khoản 156 theo thông tư 133

Hạch toán Tài khoản 156 – hàng hóa theo TT 133 được áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán chi tiết tài khoản này. 

hạch toán tài khoản 156

Nguyên tắc kế toán Tài khoản 156 – Hàng hóa

1. Tài khoản này dùng để

  • Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản.
  • Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ).
  • Trường hợp hàng hóa mua Về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”.
  • Trong giao dịch xuất nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhạn ủy thác (bên nhạn giữ hộ).

2. Những trường hợp sau đây không phản ánh vào tài khoản

  • Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác
  • Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về dùng cho hoạt độ ng sản xuất, kinh doanh
  • Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra

Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên Tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc

Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm:

  • Giá mua
  • Chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,…)
  • Thuế nhạp khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trương (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không đưọc khấu trừ)
  • Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm cả chi phí gia công, sơ chế.

Giá gốc của hàng hóa mua vào đưọc tính theo từng nguồn nhập.

Để tính giá trị hàng hóa xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp nhạp trước – xuất trước;
  • Phương pháp giá thực tế đích danh;
  • Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lẫn nhập hoặc cuối kỳ.

Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm

Nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế. Kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế theo giá trị họp lý.

Giá trị hàng hóa nhập kho là giá đã trừ giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế.

Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng hóa.

Trường hợp doanh nghiệp là nhà phân phối hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối

  • Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình. Và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua.
  • Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết. Kế toán ghi nhận giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại là thu nhập khác.

hạch toán kế toán bán buôn hàng hóa

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 156

Bên Nợ:

  • Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại);
  • Chi phí thu mua hàng hóa;
  • Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công);
  • Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại;
  • Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê;
  • Trị giá hàng hóa bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư sang;
  • Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

  • Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị hạch toán phụ thuộc; thuê ngoài gia công hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh;
  • Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ;
  • Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;
  • Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;
  • Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;
  • Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê;
  • Trị giá hàng hóa bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định;
  • Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ: 

  • Giá gốc của hàng hóa tồn kho.

Tài khoản 156 – hàng hóa hạch toán theo TT 133. Kế toán viên cần nắm chắc nguyên tắc hạch toán và kết cấu tài khoản để hạch toán nghiệp vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng, các thông tin trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *