Cập nhật sửa đổi bổ sung quy định thủ tục hành chính kho bạc nhà nước

Đánh giá

Thủ tục hành chính kho bạc nhà nước – Thông tư 19/2020/TT-BTC  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay dưới đây.

thủ tục hành chính kho bạc nhà nước
Cập nhật sửa đổi bổ sung quy định thủ tục hành chính kho bạc nhà nước

1. Sửa đổi về Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy 

Tại Điều 20 khoản 2 khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“1. Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

2. Khi cần thiết, chứng từ giấy có thể chuyển sang chứng từ điện tử, nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính”.

2. Sửa đổi về Lập chứng từ kế toán | Thủ tục hành chính kho bạc nhà nước

Tại Điều 22 khoản 3 yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán:

“đ) Đối với chứng từ chi, trường hợp đơn vị rút nhiều mục, không lập được trên một trang giấy thì đơn vị có thể viết vào trang sau (mặt sau) hoặc lập nhiều bộ chứng từ (lưu ý 1 chứng từ chỉ được lập tối đa trên 2 trang giấy). Trường hợp chứng từ được viết trên 2 trang giấy thì tại trang sau, đơn vị phải viết cách lề trên khoảng 1/4 trang giấy.
 
Trường hợp chứng từ chi được lập trên dịch vụ công, không giới hạn số lượng trang trên một chứng từ chi”.

3. Sửa đổi về Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán

Tại Điều 26 khoản 2:
 
“2. Đối với chứng từ kế toán giao dịch với Kho bạc Nhà nước, đơn vị giao dịch phải chuyển đến KBNN không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán. Trường hợp quá thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị Kho bạc Nhà nước đề nghị đơn vị lập lại chứng từ phù hợp với thời gian giao dịch với Kho bạc Nhà nước”.

4. Sửa đổi về Nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán

Tại Điều 29:

“Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được xây dựng trên nguyên tắc bố trí các phân đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau theo yêu cầu quản lý. Tổ hợp tài khoản kế toán được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất cho toàn hệ thống, gồm bộ sổ trung tâm thanh toán, bộ sổ của các tỉnh, thành phố và bộ sổ hợp nhất toàn hệ thống.
 
Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã sẽ được bổ sung, sửa đổi tùy theo yêu cầu thực tế. Các giá trị mã số cụ thể của các đoạn mã trong Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được cấp duy nhất 1 lần trong hệ thống (không cấp lại mã hiệu đã sử dụng trong quá khứ) trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi mã số, hệ thống sẽ ấn định giá trị duy nhất trong suốt thời gian vận hành hệ thống (thủ tục hành chính kho bạc nhà nước).
 
Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm quy định cấp mới, bổ sung, sửa đổi giá trị của các đoạn mã (mã quỹ, mã tài khoản kế toán, mã hạch toán chi tiết, mã KBNN, mã nguồn ngân sách nhà nước và mã dự phòng) theo yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ”.

5. Sửa đổi về Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính

Tại Điều 79 khoản 5:
 
“2. Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm 3 giai đoạn:
 
a) Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/01 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.
 
b) Chốt số liệu chuyển nguồn: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.
 
c) Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau. Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh”.

6. Sửa đổi về Đối chiếu thống nhất số liệu | Thủ tục hành chính kho bạc nhà nước

Tại Điều 64 khoản 2:

“2. Việc đối chiếu giữa đơn vị có giao dịch với KBNN và KBNN được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN”.

TẢI VỀ 19 biểu mẫu thông minh 19/2020 / TT-BTC thay thế Thông tư 77/2017/TT-BTC

7. Sửa đổi về Xử lý số dư các tài khoản

Tại Điều 68: 

“Đối với các khoản tạm thu, tạm chi ngoài ngân sách, các khoản tạm ứng, đi vay, cho vay của các cấp ngân sách, các khoản tạm ứng cho các đơn vị dự toán, đơn vị KBNN cần phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp và các đơn vị dự toán làm thủ tục để xử lý theo quy định của các văn bản hướng dẫn công tác khóa sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của Bộ Tài chính.

Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ khi có văn bản xử lý của cấp có thẩm quyền thì xử lý ngay theo văn bản đó, nếu chưa có văn bản xử lý thì chuyển số dư sang năm sau để tiếp tục theo dõi, xử lý”.

8. Sửa đổi về Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN

Tại Điều 79 khoản 5:

“5. Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quyết định chức danh ủy quyền kế toán trưởng cho người đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và các Kho bạc Nhà nước cấp huyện trực thuộc.

Đối với Kho bạc Nhà nước cấp huyện, có thể giao nhiệm vụ cho cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn giúp việc cho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền theo quy định và chịu trách nhiệm về các công việc trong thời gian được ủy quyền. Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện trình Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quyết định việc giao nhiệm vụ cho cán bộ giúp việc Kế toán trưởng tại đơn vị mình, số lượng cán bộ được ủy quyền kế toán trưởng của một đơn vị Kho bạc Nhà nước tùy thuộc vào quy mô hoạt động của đơn vị Kho bạc Nhà nước cấp huyện và do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quyết định”.

9. Sửa đổi về Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán

Tại Điều 81 khoản 2:

“2. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quy định các nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán, trong đó quy định kế toán trưởng không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể, giao dịch với khách hàng; người được ủy quyền kế toán trưởng không được ký các chứng từ do mình trực tiếp thực hiện công việc kế toán cụ thể hoặc giao dịch với khách hàng” (thủ tục hành chính kho bạc nhà nước)

10. Sửa đổi cụm từ trong Tổ chức thực hiện | Thông tư 19/2020/TT-BTC

Tại Điều 86:

Thay đổi cụm từ “Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán” thành cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán”.

11. Sửa đổi, bổ sung về Các mẫu biểu chứng từ kế toán | Thông tư 19/2020/TT-BTC

a) Ban hành các mẫu các chứng từ sau để thay thế các mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I – Hệ thống chứng từ kế toán ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC

b) Bổ sung chứng từ Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-11/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ (Mẫu số C2-15a/NS), Lệnh chi trả nợ trong nước bằng ngoại tệ (Do Cục Quản lý ngân quỹ – KBNN lập – Mẫu số C2-15b/NS), Bảng kê sử dụng dịch vụ trong tháng … (Mẫu số C6-18/KB), Giấy báo Nợ (Mẫu số C6-19/KB) (Mẫu biểu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này).

12. Sửa đổi, bổ sung về Các tài khoản kế toán | Thông tư 19/2020/TT-BTC

 (1) 11 tên tài khoản được đổi tên

ĐỔI TÊN TÀI KHOẢNTÊN MỚI
Tài khoản 3722“Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng” thành “Tiền gửi các quỹ tài chính ngoài ngân sách do cấp xã quản lý”
Tài khoản 3723“Tiền gửi khác” thành do “Tiền gửi khác do xã quản lý”
Tài khoản 3730“Tiền gửi dự án” thành “Tiền gửi ban quản lý dự án”
Tài khoản 3741“Tiền gửi có mục đích” thành “Tiền gửi có mục đích từ kinh phí đầu tư”
Tài khoản 3750“Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân” thành “Tiền gửi của các tổ chức”; Tài khoản 3751 – “Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân” thành “Tiền gửi của các tổ chức”
Tài khoản 7910“Thu kết dư ngân sách” thành “Thu kết dư ngân sách và nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay NSNN”
Tài khoản 8953“Chi thường xuyên từ các khoản phí để lại ghi thu, ghi chi cho đơn vị” thành “Chi thường xuyên từ theo hình thức ghi thu, ghi chi”
Tài khoản 9264“Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1 từ nguồn vốn vay nước ngoài” (biểu mẫu thông tư 19/2020/tt-btc)
Tài khoản 9265“Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn vốn vay nước ngoài”
Tài khoản 9595“Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên bằng dự toán” thành “Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn vốn vay nước ngoài”
Tài khoản 9597“Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB bằng dự toán thành Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn vay nước ngoài”

(2) 2 tài khoản bị thay thế

– Thay tài khoản 1476 thành tài khoản 1462Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

– Thay tài khoản 1477 thành tài khoản 1463Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian.

(3) 17 tài khoản có bổ sung thêm mới

Tài khoản 1347 – Phải thu tiền vay đã nhận nợ là tài khoản cấp 2 của tài khoản cấp 2 của tài khoản 1340 – Phải thu tiền vay đã được nhận nợ (thủ tục hành chính kho bạc nhà nước).

Tài khoản 1413 – Tạm ứng chi thường xuyên theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1410 – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

Tài khoản 1418 – Tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1410 – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi.

Tài khoản 1420 – Tạm ứng chi từ cấp ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi là tài khoản cấp 1 của Nhóm tài khoản 14a – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi (GTGC).

Tài khoản này bao gồm các tài khoản cấp 2 như sau:

  • Tài khoản 1425 – Tạm ứng chi thường xuyên của cấp NS từ vốn viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi
  • Tài khoản 1426 – Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi
  • Tài khoản 1427 – Tạm ứng chi đầu tư XDCB của cấp NS từ vốn viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi

Tài khoản 1461 – Tạm ứng chi thường xuyên của cấp NS từ vốn viện trợ theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian là tài khoản cấp 2 của tài khoản 1460 – Tạm ứng chi ngân sách theo hình thức ghi thu, ghi chi trung gian (biểu mẫu thông tư 19/2020/tt-btc)

TK 3657 – Phải trả tiền vay đã nhận nợ là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3650 – Phải trả về tiền vay dài hạn nước ngoài đã được nhận nợ.

Tài khoản 3715 – “Tiền gửi thu dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí” là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3710 – “Tiền gửi của đơn vị hành chính sự nghiệp”.

Tài khoản 3742 – “Tiền gửi có mục đích từ kinh phí thường xuyên”, Tài khoản 3743 – “Tiền gửi có mục đích khác” là tài khoản cấp 2 của tài khoản 3740 – “Tiền gửi có mục đích”.

Tài khoản 3745 – Tiền gửi ODA và viện trợ là tài khoản cấp 1 của nhóm tài khoản 3700 – Phải trả tiền gửi của các đơn vị.

Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 2 như sau:

  • TK 3746 – Tiền gửi vốn vay ODA
  • TK 3747 – Tiền gửi vốn viện trợ (thủ tục hành chính kho bạc nhà nước)

Tài khoản 7114 – Thu ngân sách nhà nước theo kiến nghị của kiểm toán là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7110 – Thu ngân sách nhà nước.

Tài khoản 7912 – Nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay của NSNN là tài khoản cấp 2 của tài khoản 7910 – Thu kết dư ngân sách và nguồn kết dư ngân sách sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay NSNN.

Tài khoản 8995 – Chi trả nợ vay từ nguồn bội thu ngân sách; tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách; kết dư ngân sách là tài khoản cấp 2 của tài khoản 8950 – Chi ngân sách khác.

Tài khoản 9266 – Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài phân bổ cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 – Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1.

Tài khoản 9267 – Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB từ nguồn viện trợ nước ngoài phân bổ cấp 1 là tài khoản cấp 2 của tài khoản 9250 – Dự toán phân bổ cho đơn vị cấp 1.

Tài khoản 9570 – Dự toán ghi thu, ghi chi từ nguồn trong nước là tài khoản cấp 1 của nhóm tài khoản 95 – Dự toán chi phân bổ cấp 4. Tài khoản này gồm 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  • Tài khoản 9571 – Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn trong nước.
  • Tài khoản 9572 – Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn trong nước.

Tài khoản 9596 – Dự toán ghi thu, ghi chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài.

Tài khoản 9598 – Dự toán ghi thu, ghi chi đầu tư XDCB từ nguồn viện trợ nước ngoài (thủ tục hành chính kho bạc nhà nước)

 

Trên đây là cập nhật sửa đổi bổ sung quy định thủ tục hành chính kho bạc nhà nước theo Thông tư 19/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2020 – Cùng tham gia các Khoá học Kế toán Việt Hưng để nâng cao trình nghiệp vụ Kế của bản thân nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận