Cập nhật nghị định mới về vị trí việc làm công chức và biên chế công chức

Vị trí việc làm công chức và biên chế công chức – Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết đnh và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2020, cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết.

vị trí việc làm công chức
Cập nhật nghị định mới về vị trí việc làm công chức và biên chế công chức

1. Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức

Tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP:

Căn cứ xác định vị trí việc làm

a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức

b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành

Căn cứ xác định biên chế công chức

a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm

b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin

c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao

d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức

a) Vị trí việc làm

b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm

c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm

2.  Bổ sung phân loại vị trí việc làm

Phân loại theo khối lượng công việc

a) Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm

b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm

c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm

Phân loại theo tính chất, nội dung công việc

a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý

b) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành

c) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác)

d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ

3. Thay đổi điều chỉnh vị trí việc làm

Việc điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Cơ quan, tổ chức có sự thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 phía trên Nghị định này.

b) Cơ quan, tổ chức được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trình tự, hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này kèm theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh vị trí việc làm.

Điều 7. Trình tự phê duyệt vị trí việc làm

1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định này và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm để xây dựng đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định.

2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm, tổng hợp vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 8. Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức

1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;

b) Đề án vị trí việc làm;

c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Nội dung đề án vị trí việc làm

a) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;

b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;

c) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;

d) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;

đ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).

3. Nội dung thẩm định:

a) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;

b) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;

c) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.

4. Thời hạn thẩm định

Trong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là Cập nhật nghị định mới về vị trí việc làm công chức và biên chế công chức của Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ – tham gia ngay Khoá học kế toán Online để trải nghiệm giờ học hữu ích trực tiếp cùng Giáo viên đột phá.

 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...