Nhận diện, phòng tránh rủi ro giao dịch liên kết 2022

Đánh giá

Trong 6 tháng đầu năm 2022, cơ quan thuế các cấp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra rất nhiều các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, và “chuyển giá” trong giao dịch liên kết được xem là vấn đề đang rất nóng hổi trong tình hình hiện tại.

Tổng mức cơ quan thuế đã truy thu và xử phạt gần 300 tỷ đồng, giảm lỗ gần 500 tỷ đồng. Trong đó truy thu gần 200 tỷ và giảm lỗ gần 400 tỷ liên quan đến giao dịch liên kết. Vậy chuyển giá là gì? giao dịch liên kết là gì? Và làm sao để nhận diện, phòng tránh rủi ro giao dịch liên kết? Tìm hiểu ngay bài dưới của Kế Toán Việt Hưng!

Chuyển giá: Văn bản pháp lý hiện hành không định nghĩa “Chuyển giá”. Tuy nhiên có thể định nghĩa chuyển giá là “Việc thực hiện chính sách giá đối với các hàng hoá, dịch vụ cũng như tài sản được giao dịch giữa các thành viên trong một tập đoàn hoặc giữa các công ty có mối liên kết với nhau không theo các tiêu chuẩn giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế thu nhập phải nộp của tập đoàn hay nhóm công ty liên kết đó”. 

Các hình thức chuyển giá thường gặp

– Tăng giá trị tài sản góp vốn;

– Nâng khống giá trị của tài sản vô hình;

– Giao dịch mua, bán hàng hóa (Nguyên liệu, thành phẩm…) không theo nguyên tắc giá giao dịch độc lập;

– Giao dịch mua, bán dịch vụ (Quản lý, quảng cáo, phần mềm, bản quyền…) không theo quyên tắc giá giao dịch độc lập;

– Giao dịch tài chính (vay, cho vay…) không theo quyên tắc giá giao dịch độc lập.

Ví dụ: Công ty A và công ty B là 2 thành viên thuộc tập đoàn và có mức thuế suất thuế TNDN khách nhau:

Ví dụ về hình thức chuyển giá trong giao dịch liên kết
Ví dụ về hình thức chuyển giá trong giao dịch liên kết

Các dấu hiệu chuyển giá thường gặp

– Lỗ liên tục nhiều năm trong khi các doanh nghiệp nội địa vẫn có lãi

– Công ty lỗ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng các dự án đầu tư thay vì phá sản, ngừng hoạt động, đóng cửa sản xuất.

– Chỉ thực hiện các giao dịch với các bên liên kết từ mua TSCĐ, NVL, bán thành phẩm, vay, cho vay…

– Thực hiện các giao dịch liên quan đến dịch vụ với bên liên kết như Phí bản quyền, phí quản lý, phí tư vấn.

– Công ty có các giao dịch tài chính bất thường: vay, cho vay

– Công ty có chính sách giá với bên liên kết không nhất quán

Xem thêm: Giao dịch liên kết là gì? Quy định về giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết (“GDLK”): Là các giao dịch giữa các bên có mối quan hệ liên kết trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước về pháp luật về giá.

Các giao dịch liên kết thường gặp:

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; 

– Dịch vụ tài chính: Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; 

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình (Bản quyền, sở hữu trí tuệ).

– Thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí.

– Các bên có mối quan hệ liên kết theo 2 nhóm định lượng và định tính:

* Nhóm định lượng:

+ Doanh nghiệp sở hữu 25% vốn của doanh nghiệp khác

+ 2 doanh nghiệp cùng bị sở hữu từ 25% vốn từ bên thứ ba

+ Cổ đông và là doanh nghiệp lớn nhất nắm giữ 10% cổ phần

+ Doanh nghiệp bảo lãnh/cho doanh nghiệp khác vay từ 25% vốn chủ sở hữu và trên 50% nợ trung và dài hạn.

* Nhóm định tính:

+ Doanh nghiệp có quyền chỉ định ban lãnh đạo, quyền đưa ra các quyết sách tài chính với doanh nghiệp khác

+ Các doanh nghiệp có trên 50% ban lãnh đạo có quyền quyết sách

+ Các doanh nghiệp đều bị điều hành bởi các cá nhân có mối quan hệ gia đình

+ Mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú

+ Doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của cá nhân thông qua vốn góp

+ Doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác.

+ Chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, vay, cho vay với cá nhân điều hành hoặc cá nhân có mối quan hệ gia đình.

Đối tượng cần chú ý để tránh rủi ro giao dịch liên kết
Đối tượng cần chú ý để tránh rủi ro giao dịch liên kết

* Nhận diện, phòng tránh rủi ro giao dịch liên kết:

– Các đối tượng cần đặc biệt lưu ý liên quan rủi ro giao dịch liên kết:

+ Các Công ty có giao dịch liên kết;

+ Các Công ty có giao dịch liên kết bị lỗ nhiều năm hoặc tỷ suất lợi nhuận bất thường so với thị trường;

+ Các Công ty có các giao dịch liên kết đặc thù (vay, sử dụng dịch vụ, hoa hồng, bản quyền…);

+ Các Công ty có các bên liên kết được hưởng mức thuế suất, ưu đãi thuế TNDN khác nhau trong cùng tập đoàn.

– Các lưu ý về rủi ro giao dịch liên kết cao cần chú ý:

+ Xác định bên liên kết, giao dịch liên kết không chính xác; 

+ Điền các form mẫu, bảng biểu không đầy đủ hoặc thiếu, sai sót thông tin; 

+ Lập Local file (“Hồ sơ quốc gia”) chưa tuân thủ quy định;

+ Tỷ suất lợi nhuận biến động bất thường;

+ Phát sinh các giao dịch, điều chỉnh bất thường;

+ Chứng từ cho các giao dịch nội bộ không phù hợp hoặc thiếu sót;

+ Chính sách giá của Tập đoàn không phù hợp.

Xem thêm: Xác định chi phí để tính thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

– Các lưu ý về giao dịch liên kết trong quá trình thanh, kiểm tra thuế:

+ Cơ quan thuế thường bỏ qua các phân tích, đánh giá chức năng, rủi ro của doanh nghiệp để bác bỏ các phân tích lỗ khách quan của doanh nghiệp (giai đoạn mới hoạt động, xây dựng cơ bản nhiều, hoạt động dưới công suất). Theo đó, cơ quan thuế thường cố gắng ấn định tỷ suất lợi nhuận dương.

+ Tập trung kỹ vào các giao dịch thanh toán dịch vụ cho bên liên kết: cơ quan thuế ít khi chấp nhận chi phí tư vấn kỹ thuật, bản quyền từ Công ty mẹ do hầu hết thiếu hồ sơ chứng minh thực sự phát sinh công việc/chi phí hoặc không cung cấp được giao dịch tương tự của Công ty mẹ cho bên độc lập khác.

+ Chính sách giá mua/bán với bên liên kết cao/thấp hơn đáng kể so với giao dịch với bên độc lập với cùng một sản phẩm/hàng hóa mà không có giải thích hợp lý.

+ Lãi vay từ Công ty mẹ quá cao sẽ gây bất hợp lý.

+ Cơ quan thuế thường lạm dụng quyền hạn ấn định thuế, tuy nhiên doanh nghiệp có quyền phản bác trực tiếp hoặc lên cơ quan thuế cấp cao hơn nếu nhận thấy có sự bất thường trong cơ sở dữ liệu cơ quan thuế sử dụng, tỷ suất lợi nhuận cơ quan thuế ấn định.

* Một số lỗi thường gặp trong qua trình thanh tra, kiểm tra thuế:

+ Xử lý các vấn đề chất vấn của đoàn thanh, kiểm tra thuế một cách riêng biệt;

+ Không xem xét tới ảnh hưởng tới các năm trước hoặc các năm sau đó; 

+ Không nhất quán giữa các phòng ban, Công ty cùng cập đoàn về các vấn đề liên quan giá giao dịch liên kết;

+ Không chuẩn bị các kịch bản có thể xảy ra;

+ Không rà soát kỹ các tài liệu, thông tin mà cơ quan thuế đưa.

Hi vọng nội dung chia sẻ về việc nhận diện, phòng tránh rủi ro giao dịch liên kết trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn và xử lý công việc tốt hơn. Mọi thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ kế toán, mời bạn để lại trong nhóm Cộng Đồng Làm Kế Toán để nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận