Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133-200

Vào mùa báo cáo tài chính, sau khi hoàn chỉnh các số liệu, kế toán phải tiến hành xác định lợi nhuận trước thuế để tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nó cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp khi chủ đầu tư tìm hiểu và quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đánh giá sự phát sinh tín dụng.Vậy cách hạch toán lợi nhuận trước thuế như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết của Kế Toán Việt Hưng nhé.

Lợi nhuận kế toán trước thuế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sau khi trừ tất cả các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhưng chưa tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Công thức tính lợi nhuận kế toán trước thuế

Lợi nhuận kế toán trước thuế được = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó: Tổng doanh thu bao gồm doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133-200

Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng+ chi phí quản lý doanh nghiệp+ chi phí khác

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản doanh thu thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ các khoản giảm trừ như: các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

Giá vốn hàng bán:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: là toàn bộ chi phí trực tiếp để tạo ra sản phẩm. Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

+ Đối với doanh nghiệp thương mại: là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua hàng bao gồm giá mua hàng hóa và chi phí vận chuyển, kho bãi…

Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm lãi cho thuê tài chính, tiền lãi từ việc cho vay vốn, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Chi phí tài chính: là những khoản chi phí chi cho hoạt động tài chính

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiền lương, bảo hiểm, vật liệu mua ngoài, văn phòng phẩm, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí liên quan khác…, chi phí tiếp khách

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.

Cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo thông tư 133 và 200

Kế toán sẽ sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh trong cách hạch toán kế toán trước thuế

1. Nội dung và kết cấu TK 911 như sau:

Bên Nợ:

– Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, và dịch vụ trong kỳ

– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

– Chi phí hoạt động tài chính,

– Chi phí khác;

– Kết chuyển lãi.

Bên Có:

– Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, và dịch vụ trong kỳ

– Doanh thu hoạt động tài chính

– Các khoản thu nhập khác

– Kết chuyển lỗ

Số dư: Tài khoản 911 –không có số dư.

2. Phương pháp hạch toán TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

       Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

       Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển các khoản thu nhập khác

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

       Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

⮚ Kết chuyển giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

       Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

⮚ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

       Có TK 635 – Chi phí tài chính

⮚ Kết chuyển các khoản chi phí khác

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

       Có TK 811 – Chi phí khác

⮚ Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

       Có TK 641 – Chi phí bán hàng (TT 200)

       Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT133)

Ví dụ về cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo TT133 TT200
Ví dụ về cách hạch toán lợi nhuận trước thuế theo TT133 TT200

Ví dụ: Công ty TNHH ABC tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong năm tài chính 2021, có các số liệu sau:

1. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dich vụ: 6.000.000.000vnd

2. Giá vốn hàng bán: 3.200.000.000vnd

3. Chi phí bán hàng: 530.000.000vnd

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.200.000.000vnd

5. Doanh thu hoạt đông tài chính: 4.000.000vnd

6. Chi phí tài chính: 600.000.000vnd

7. Thu nhập khác: 12.000.000vnd

8. Chi phí khác: 8.000.000vnd

Cách hạch toán lợi nhuận kế toán trước thuế = (6.000.000.000 – 3.200.000.000 – 530.000.000 – 1.200.000.000) + (4.000.000 – 600.000.000) + (12.000.000-8.000.000) = 478.000.000vnd

Các nghiệp vụ được hạch toán như sau:

1. Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 511: 6.000.000.000

       Có TK 911: 6.000.000.000

2. Kết chuyển Giá vốn hàng bán

Nợ TK 911: 3.200.000.000

       Có TK 632: 3.200.000.000

3. Kết chuyển chi phí bán hàng:

Nợ TK 911: 530.000.000

       Có TK 641: 530.000.000

4. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 911: 1.200.000.000

       Có TK 642: 1.200.000.000

5. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 515: 4.000.000

       Có TK 911: 4.000.000

6. Kết chuyển chi phí tài chính:

Nợ TK 635: 600.000.000

       Có TK 911: 600.000.000

7. Kết chuyển thu nhâp khác:

Nợ TK 711: 12.000.000

       Có TK 911: 12.000.000

8. Kết chuyển chi phí khác:

Nợ TK 911: 8.000.000

       Có TK 811: 8.000.000

Hy vọng, qua bài viết vừa chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được cách hạch toán lợi nhuận trước thuế cũng như công thức tính, theo Thông tư 133 -200. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ phản ánh rõ nét năng lực hoạt động cũng như sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, đạt được kỳ vọng đề ra từ đầu năm hay không đều sẽ được thể hiện rõ qua khoản chỉ tiêu này. Còn rất nhiều các nội dung quan trọng liên quan đến nghiệp vụ kế toán mà bạn cần quan tâm đó! Xem thêm nhiều thông tin hữu ích qua fanpage về kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...