– Điểm chú ý của DN sản xuất phần mềm, thiết kế website là mức Thuế GTGT và Thuế TNDN ta được hưởng (Vì các hoạt động này thường sẽ được ưu đãi Thuế TNDN và miễn Thuế GTGT).
– Chi phí giá vốn chủ yếu của DN sản xuất phần mềm thiết kế website là chi phí nhân công, lương của bộ phận lập trình => Nên cần theo dõi lương cho các đối tượng này (Vì thường các nhân viên lập trình sẽ nhận lương theo sản phẩm hoặc dự án).
Sau đây là cách hạch toán kế toán DN sản xuất phần mềm, thiết kế website, cụ thể như sau:
1. Đầu năm kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối
* Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước
– Trường hợp TK 4212 có Số Dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
– Trường hợp TK 4212 có Số Dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
* Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2. Xác định lệ phí môn bài phải nộp trong năm, ghi:
Nợ TK 6425
Có TK 3338
Ngày nộp tiền:
Nợ TK 3338
Có TK 111, 112
3. Tính giá thành
* Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế wisite, thiết kế phần mềm (Phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị,…) của các Chủ đầu tư: Doanh nghiệp, Xí nghiệp, Cửa hàng,… với DN thiết kế => Xác định được giá trị hợp đồng ký kết => Xác định doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn khi bàn giao cho khách hàng theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng.
* Giá thành: Đặc điểm ngành nghề tạo nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế phần mềm, website => Sản phẩm là phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị,… => Tập hợp lương nhân viên thiết kế, chi phí phụ vụ cho công tác thiết kế,… để cấu thành nên giá thành thiết kế => Do vậy yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là nhân công và chi phí sản xuất chung => Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:
– Lương = 70%
– Sản xuất chung = 20%
– Lợi nhuận định mức thiết kế = 10%
* Tập hợp chi phí để tính giá thành (TK 154) là: TK 622, TK627
Phương pháp trực tiếp (Phương phát giản đơn):
Giá thành Sản phẩm hoàn thành = CPSXKDDD đầu kỳ + Tổng CPSXSP – CPSXDD cuối kỳ
* Nhân công: Lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày => Theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế thiết kế wisite, thiết kế phần mềm (phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị,…) => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ.
– Chi phí, ghi:
Nợ TK 622, 627
Có TK 334
– Chi trả, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
=> Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính Thuế TNDN => Phải có đầy đủ các thủ tục sau:
+ Hợp đồng lao động + Thẻ CCCD phô tô.
+ Bảng chấm công hàng tháng.
+ Bảng lương tháng đi kèm bảng chấm công tháng.
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu DN thanh toán bằng tiền gửi.
+ Tất cả có đầy đủ chữ ký.
+ Đăng ký mã số thuế cho CBCNV để cuối năm làm quyết toán Thuế TNCN.
(Thiếu 1 trong các thủ tục trên, cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng DN đang đưa chi phí khống vào và bị xuất toán khi Quyết toán thuế TNDN).
+ Phiếu chi tiền lương + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ (Nếu có) + … => Đóng thành 1 bộ hồ sơ làm căn cứ giải trình thuế sau này.
* Chi chi phí sản xuất chung: Để phục vụ công tác thiết kế, DN phải trang bị cho CBCNV vật dụng, đồ dùng phục vụ việc thiết kế (Phần mềm chuyên dụng nếu có, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc,…) => Phân bổ trên Tài khoản 242 vào các hợp đồng dịch vụ DN cung cấp khách hàng
4. Hóa đơn đầu vào
* Hóa đơn mua vào (Đầu vào) < 20 triệu (Nếu thanh toán bằng tiền mặt): Kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô (nếu có).
* Hóa đơn mua vào (Đầu vào) > 20 triệu: Kẹp với phiếu kế toán (Hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho hoặc biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô (nếu có),… => Khi chuyển tiền trả khách hàng kẹp thêm: Giấy báo Nợ + Ủy nhiệm chi.
– Nếu là dịch vụ, ghi:
Nợ TK 627, 1331
Có TK 111, 112, 331,…
– Nếu là công cụ, ghi:
Nợ TK 153, 1331
Có TK 111, 112, 331
– Đưa vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 242
Có TK 153
– Phân bổ, ghi:
Nợ TK 627
Có TK 242
=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 622, 627
– Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ và phân bổ vào cuối hàng tháng
=> Kết thúc bàn giao phần mềm : Xuất hóa đơn + Biên bản nghiệm thu và cho khách hàng kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu nghiệm thu => Kết thúc dịch vụ
– Xuất hóa đơn hoạch toán doanh thu, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
– Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154
5. Hóa đơn đầu ra
* Hóa đơn bán ra < 20 triệu (Thu bằng tiền mặt): Kẹp theo phiếu thu + Đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho hoặc biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (Xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (Xây dựng) + bảng quyết toán khối lượng phô tô (nếu có), kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô (nếu có).
* Hóa đơn bán ra > 20 triệu: Kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho hoặc biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (Xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô (nếu có) => Khi nhận được tiền kẹp thêm : Giấy báo có.
* Ngoài ra còn các chi phí khác: Như tiếp khách, Chi phí quản lý (Lương nhân viên quản lý, kế toán,…), Chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, Khấu hao thiết bị văn phòng (Bàn ghế, máy tính,…) không cho vào giá vốn được thì để ở Chi phí quản lý DN => Sau này tính lãi lỗ của DN.
– Nếu là dịch vụ, ghi:
Nợ TK 642, 1331
Có TK 111, 112, 331,…
– Nếu là CCDC, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 153, 211, 1331
Có TK 111, 112, 331
– Đưa vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 242
Có TK 153
– Phân bổ, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 242, 214
(Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ và phân bổ vào cuối hàng tháng).
* Chứng từ ngân hàng: Cuối tháng ra lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có để lưu trữ và làm căn cứ lên Sổ sách kế toán.
– Lãi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112
Có TK 515
– Phí ngân hàng, ghi:
Nợ TK 6425
Có TK 112
Nợ TK 627, 642
Có TK 242, 214
(Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ và phân bổ vào cuối hàng tháng).
* Cuối hàng tháng xác định Lãi Lỗ DN: TK 4212
– Xác định Doanh thu trong tháng, ghi:
Nợ TK 511,515,711
Có TK 911
– Xác định Chi phí trong tháng, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 632, 641, 642, 635, 811
– Xác định Lãi, Lỗ tháng:
+ Lãi, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 4212
(Doanh thu – Chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 > 0)
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
+ Lỗ, ghi:
Nợ TK 4212
Có TK 911
(Doanh thu – Chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0)
* Cuối các quý, năm xác định chi phí Thuế TNDN phải nộp:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
– Kết chuyển, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8211
– Nộp Thuế TNDN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 1111, 112.