Hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính theo Nghị định 126

Đánh giá

Việc nộp báo cáo tài chính là nghiệp vụ kế toán quan trọng tại bất cứ doanh nghiệp nào. Thế nhưng, vẫn có những trường hợp, báo cáo tài chính cần được chỉnh sửa và nộp lại cho cơ quan thuế. Và khi đó, chắc chắn bạn sẽ cần biết về hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính đó! Mời bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu cách làm để không bỡ ngỡ khi gặp sự cố phát sinh trong quá trình làm và nộp BCTC nhé!

Tại sao cần nộp lại báo cáo tài chính?

Đó là khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp xảy ra sai sót hoặc bị thiếu hồ sơ liên quan nên không phản ánh được chính xác tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp mà sẽ có thể phát sinh số tiền nộp chậm. Nếu gặp sai sót nhưng chưa biết cách xử lý, nội dung tiếp theo liên quan đến hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo Dịch vụ lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng, chúng tôi sẽ giúp bạn làm hoàn thiện, nhanh chóng và chính xác nhất!

Hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính 2022

Quy định về hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính
Quy định về hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính

Căn cứ Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019:

– Tại khoản 3 Điều 43 quy định về hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:

3. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:

a) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;

b) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

– Tại khoản 2 Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

– Tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 47 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

a) Tờ khai bổ sung;

b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

Chi tiết các vấn đề liên quan đến quản lý thuế như khai bổ sung, hồ sơ khai thuế… xem ngay Luật quản lý thuế số 38!

Căn cứ Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:

Điều 7. Hồ sơ khai thuế

4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.

b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Như vậy, áp dụng theo các văn bản quy phạm về thuế được nêu trên, việc hướng dẫn nộp lại báo cáo tài chính đã dễ dàng hơn bao giờ hết, nhất là với các kế toán viên mới chập chững vào nghề. Tuy nhiên, các luật định có thể được thay đổi và cập nhật thường xuyên theo từng tháng, từng quý, thậm chí từng ngày.

Do đó, để luôn hoàn thành xuất sắc các công việc được giao, kế toán cần biết và hiểu cũng như phân tích thông tin liên quan. Hoặc bạn cũng có thể tìm người giỏi, địa chỉ uy tín để dìu dắt bạn ngay từ những bước đầu tiên khi bắt đầu làm kế toán. Mọi thông tin chi tiết vui lòng tham khảo qua Khóa học kế toán hoặc liên hệ fanpage của chúng tôi, đội ngũ hỗ trợ 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ! Hotline 0988680223.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận