Xây dựng cơ bản dở dang – 13 lưu ý khi thanh tra thuế

Đánh giá

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kĩ thuật công trình. Xây dựng cơ bản dở dang có cần chú ý gì không, đặc biệt là vào thời điểm chuẩn bị thanh tra thuế? Mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết của Kế Toán Việt Hưng hôm nay.

Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh chi phí xây dựng cơ bản

Tại Khoản 1, Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC có nêu cụ thể:

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này chỉ dùng ở đơn vị không thành lập ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.

Công tác đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.

Các đơn vị có thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán riêng thì thực hiện theo quy định của Thông tư số 195/2012/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư.

Quy định về tài khoản phản ánh chi phí xây dựng dở dang cơ bản
Quy định về tài khoản phản ánh chi phí xây dựng dở dang cơ bản

b) Chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Chi phí đầu tư XDCB được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được thực hiện theo quy chế về quản lý đầu tư XDCB. Chi phí đầu tư XDCB, bao gồm:

– Chi phí xây dựng;

– Chi phí thiết bị;

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

– Chi phí quản lý dự án;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

– Chi phí khác.”

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Được quy định theo Khoản 2 Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Bên Nợ:

– Chi phí đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình);

– Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ;

– Chi phí mua sắm bất động sản đầu tư (trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng);

– Chi phí đầu tư XDCB bất động sản đầu tư;

– Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư.

Bên Có:

– Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng;

– Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản chi phí duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

– Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán được duyệt;

– Giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư XDCB đã hoàn thành;

– Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ, bất động sản đầu tư vào các tài khoản có liên quan.

Số dư Nợ:

– Chi phí dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang;

– Giá trị công trình xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt;

– Giá trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang.

13 lưu ý về xây dựng cơ bản dở dang khi thanh tra thuế

Lưu ý về xây dựng cơ bản dở dang khi thanh tra thuế
Lưu ý về xây dựng cơ bản dở dang khi thanh tra thuế

1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối kì xác định chưa phù hợp, chỉ trên cơ sở ước tính.

2. Không có kế hoạch, dự toán thiết kế cho công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ

3. Chi phi XDCB dở dang cuối kì xác định chưa phù hợp, chỉ trên cơ sở ước tính. 

4. Không có kế hoạch, dự toán thiết kế cho công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ,… Không chi tiết các khoản đầu tư xây dựng cơ bản cuối kì là của công trình nào. 

5. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tồn đọng từ nhiều kì chưa được xử lý, đầu tư tiếp… Thủ tục đầu tư chưa đầy đủ: không có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán, không tổ chức đấu thầu, chào hàng… 

6. Hồ sơ, chứng từ đầu tư thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị không có hóa đơn, chi trả tiền cho đối tác nước ngoài, không thực hiện thanh toán qua NH. 

7. Khoản chi cho hoạt động XDCB không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Giá trị trên Báo cáo chi tiết đầu tư từng công trình chênh lệch với sổ kế toán. 

8. Thực hiện sửa chữa lớn không có phê duyệt của Tổng công ty/đạt tỷ lệ thấp. 

9. Hạch toán sai: chi phí sửa chữa lớn không ghi tăng nguyên giá mà đưa vào chi phí SXKD trong kỳ. 

10. Phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao vào giá trị công trình chưa hợp lý, không có tiêu thức phân bổ thích hợp. 

11. Công trình hoàn thành bàn giao đã đưa vào sử dụng nhưng chưa hạch toán tăng TSCĐ, chưa trích khấu hao

12. Hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang những chi phí không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hoặc tập hợp thiếu. 

13. Sửa chữa lớn không có kế hoạch, không dự trù kinh phí. Sửa chữa khi không có phiếu bảo hỏng, khi hoàn thành không có quyết toán kinh phí sửa chữa, biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao.

Để làm việc 1 cách hiệu quả, trước hết mỗi kế toán viên cần trau dồi cho mình những kiến thức, kinh nghiệm làm việc từ những người đi trước. Hi vọng các thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ hữu ích để bạn có thể hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Bạn cần được học bài bản từ cơ bản đến nâng cao, tham khảo ngay qua fanpage của chúng tôi hoặc truy cập Khóa học kế toán để tìm hiểu nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận