Kinh doanh rượu bia là lĩnh vực đặc thù sản xuất thương mại. Vậy làm thế nào để làm thủ tục xin cấp phép buôn bán rượu 1 cách nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả đều được cập nhật và hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng. Cùng theo dõi ngay nhé!
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm; được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các rượu là đồ uống có cồn thực phẩm; được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc; dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm; (Ethanol). Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành; nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014.
Phạm vi kinh doanh của thương nhân bán buôn rượu
Phạm vi kinh doanh của thương nhân bán buôn rượu được quy định tại Điểm 3, Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước; thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
– Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu; thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
– Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
– Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
– Điều kiện thương nhân bán buôn rượu phải đáp ứng
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 105/2017/NĐ-CP; và Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi; bổ sung; điều kiện bán buôn rượu như sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phập luật.
– Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương; nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu; thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.
Thủ tục xin cấp phép buôn bán rượu
Khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục xin cấp phép buôn bán rượu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Điều 22 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu (01 bộ) bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy; chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước; thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác; trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất; thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
+ Bản sao Giấy phép sản xuất rượu; Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.
+ Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để hoàn tất quá trình làm thủ tục xin cấp phép buôn bán rượu.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy phép
Thẩm quyền cấp giấy phép: Điểm b Khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương.
– Hồ sơ chưa đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
– Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét; thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hi vọng các thông tin liên quan đến thủ tục xin cấp phép buôn bán rượu trong bài viết là 1 phần giúp kế toán viên thực hiện công việc tại doanh nghiệp này nhanh chóng và chính xác hơn. Mọi vấn đề cần trao đổi và nhận trợ giúp từ giáo viên, mời bạn để lại trong Cộng Đồng Làm Kế Toán của chúng tôi. Chúc các bạn luôn hoàn thành tốt công việc được giao.