Chế độ kế toán, chứng từ kế toán hộ kinh doanh từ 01/01/2022

Đánh giá

Hướng dẫn về chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán hộ kinh doanh từ 01/01/2022 – Từ ngày 01/01/2022, việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC và thay thế cho các Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC, Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC.

Nhằm giúp các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nắm được những nội dung quan trọng của quy định mới cũng như hiểu rõ hơn những thay đổi của Chế độ kế toán của hộ kinh doanh, từ đó vận dụng đúng và hiệu quả trong công việc kinh doanh. Kế Toán Việt Hưng hướng dẫn các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện đúng chế độ kế toán qua bài viết sau đây.

Chế độ kế toán, chứng từ kế toán hộ kinh doanh từ 01/01/2022

1, Đối tượng áp dụng với hộ kinh doanh

Trước đây, Theo Điều 2 Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC thì đối tượng áp dụng là cho tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Từ ngày 1/1/2022,theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định, hộ kinh doanh được lựa chọn thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này hoặc chế độ kế toán DN siêu nhỏ sao cho phù hợp với nhu cầu quản lý cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Do đó đối tượng áp dụng theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC gồm có:

– Đối tượng áp dụng Thông tư số 88/2021/TT-BTC là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế.

– Ngoài ra, Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng.

2, Chủ hộ kinh doanh tự quyết định người làm kế toán

Với trước đây, Theo Điều 6 Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC thì đối với tổ chức công tác kế toán: Các hộ kinh doanh phải bố trí người có hiểu biết nghiệp vụ kế toán để giữ và ghi sổ kế toán.

Hiện nay, Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định:

Chế độ kế toán hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định rõ, việc bố trí người làm kế toán do người đại diện HKD, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

– Thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán DN siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và công tác quản lý cơ quan thuế.

3, Hướng dẫn về chứng từ kế toán hộ kinh doanh

Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định:

– Nội dung chứng từ kế toán hộ kinh doanh, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư.

– Được vận dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:

+ Phiếu thu theo Mẫu số 01-TT 

Phiếu thu theo Mẫu số 01-TT - chứng từ kế toán hộ kinh doanh

+ Phiếu chi theo Mẫu số 02-TT

+ Phiếu nhập kho theo Mẫu số 04-VT

+ Phiếu xuất kho theo Mẫu số 04-VT

+ Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động theo Mẫu số 05-LĐTL

+ Các chứng từ kế toán hộ kinh doanh quy định theo pháp luật khác như Hóa đơn, Giấy nộp tiền vào NSNN, Giấy báo Nợ, Giấy báo có của ngân hàng, Ủy nhiệm chi.

Điểm mới khác biệt so với các quy định tại Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC là: Chỉ quy định về các chứng từ kế toán bên ngoài và bên trong do hộ kinh doanh lập và chưa có quy định về các loại chứng từ, hóa đơn điện tử.

4, Hướng dẫn về sổ kế toán với hộ kinh doanh

Nếu theo Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC thì đối với những HKD thực hiện việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng, ghi chép sổ kế toán đầy đủ và tính thuế trực tiếp trên GTGT phải mở các sổ kế toán như: Sổ Nhật ký bán hàng; Sổ Nhật ký mua hàng; Sổ Chi phí sản xuất, kinh doanh; Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá; Bảng kê luân chuyển vật tư, sản phẩm, hàng hoá; Bảng đăng ký tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định:

– Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Sổ kế toán áp dụng theo Thông tư này gồm:

+ Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo Mẫu số S1-HKD

+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Mẫu số S2-HKD

+ Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh theo Mẫu số S3-HKD; Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN theo Mẫu số S4-HKD

+ Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động theo Mẫu số S5-HKD

+ Sổ quỹ tiền mặt theo Mẫu số S6-HKD

+ Sổ tiền gửi ngân hàng theo Mẫu số S7-HKD.

– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ cá nhân, cá nhân kinh doanh.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

5, Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế

Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các HKD, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, từ ngày 01/8/2021, việc xác định doanh thu, chi phí… của HKD được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Khác với quy định trước đây, việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế phải được thực hiện theo Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC.

6, Về hiệu lực thi hành:

– Thông tư số 88/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

– Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán hộ kinh doanh và Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hộ kinh doanh sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Trên đây Kế Toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn về chế độ kế toán, chứng từ kế toán hộ kinh doanh mới nhất đang áp dụng từ ngày 01/01/2022. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp cho các bạn kế toán nhanh chóng thực hiện đúng công việc kế toán của hộ kinh doanh. Tham khảo chi tiết và nhận tư vấn khoá học kế toán hộ kinh doanh bằng cách để lại số điện thoại tại fanpage hoặc liên hệ Hotline: 0988.680.223 – 0982.929.939

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bích Hoàng
Bích Hoàng
Bình chọn :
     

Huỷ chứng từ khấu trừ thuế TNCN có phải mình vẫn làm mẫu CTT25 không ạ?

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Bích Hoàng

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

Phải nộp báo cáo tình hình sử dụng chứng từ thuế tncn CTT25/AC nha. gạch chéo các chứng từ còn lại nhé, rồi kê vào phần xóa bỏ các số còn lại trong báo cáo q2

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223