Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 2019

Đánh giá

Cách lập báo cáo tài chính doanh nghiệp – BCTC là văn bản chi tiết và đầy đủ nhất , phản ánh tình trạng của doanh nghiệp , bao gồm tình hình tài sản,nguồn vốn,luồng tiền và các kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính Doanh nghiệp gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Là kế toán, các bạn sẽ biết và phải lập được Báo cáo tài chính, và đó cũng là cái đích mà các bạn phải đến với nghề kế toán.

cách lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Trong bài viết này, Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với các bạn cách lập báo cáo tài chính, với những hướng dẫn chi tiết, và cụ thể, sẽ rất đơn giản để các bạn lập được Báo cáo tài chính, và các bạn sẽ thấy, để lập được Báo cáo tài chính, đơn giản hơn các bạn nghĩ rất nhiều.

1. Bảng cân đối kế toán

– Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.

– Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.

– Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần “tài sản”, nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần “nguồn vốn”.

– Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần “nguồn vốn”, nhưng ghi theo số âm.

2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình về doanh thu và chi phí và kết quả hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong một thời kỳ.

Báo cáo KQHĐKD là báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhầm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, doanh thu, thu nhập, và kết quả của từng hoạt động.

Bản chất của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

– Bảng chất của báo cáo KQHĐKD phản ánh tình hình và kế quả hoạt động kinh doanh sản xuất theo từng thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ của đất nước.

– Báo cáo này còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét các doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo dòng tiền ra, dòng tiền vào của doanh nghiệp. Có 2 cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ đó là báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phuong pháp gián tiếp.

Doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau:

(a) Phương pháp trực tiếp:

Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:

– Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.

– Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:

+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính..

+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;

(b) Phương pháp gián tiếp:

Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:

– Các khoản doanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…

– Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện; 

– Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);

– Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận