Kế toán công trình là gì? Mô tả chi tiết công việc của kế toán công trình

Kế toán công trình xây dựng có những nghiệp vụ công việc riêng biệt, đòi hỏi người làm cần có thêm kiến thức chuyên ngành xây dựng, hiểu biết thị trường. Để hoàn thành tốt công việc của một kế toán công trình, hãy theo dõi bài viết mà Kế toán Việt Hưng chia sẻ dưới đây nhé.

kế toán công trình
Kế toán công trình là gì? Mô tả chi tiết công việc của kế toán công trình

Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển và thềm lục địa….) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng bao gồm một hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án. 

1. Kế toán công trình là gì?

Kế toán công trình phụ trách nghiệp vụ hạch toán chi tiết cho từng công trình thi công. Từ lúc dự thầu tới khi hoàn thành thi công công trình. 

Với mỗi công trình, kế toán phải làm: 

  • Kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán. 
  • Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp.
  • Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình
  • Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành.

Ngoài ra, kế toán công trình phải làm rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau liên quan tới hạng mục công trình đang thi công. Dưới đây sẽ mô tả chi tiết công việc mà kế toán công trình phải làm. 

2. Công việc của kế toán công trình xây dựng

  • Liên kết trao đổi phối hợp & hỗ trợ chặt chẽ với các phòng ban, cá nhân 
  • Về đối tác: thu thập thông tin phía đối tác, thông tin kinh tế, chính trị, các văn bản pháp quy, giá cả thị trường
  • Báo cáo tình hình thu hồi công nợ (bao gồm công nợ chủ đầu tư, nhà cung cấp, nợ nội bộ) mỗi tuần
  • Báo cáo chi phí, công nợ, vật tư, trang thiết bị công trình (hàng tháng)
  • Lưu trữ quản lý, giữ gìn cẩn thận các chứng từ dự toán, báo giá, lập hồ sơ theo dõi
  • Luôn cập nhật giá cả các loại hàng hoá, NVL vật tư của toàn công ty => cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho việc mua, bán và tính giá thành
  • Phải hạch toán và mở sổ chi tiết cho tất cả các phần hành kế toán có liên quan
  • Theo sát các tạm ứng mua TSCĐ, CCDC, BHLĐ (Công tác quản lý nói chung). Quy trình tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán phải được thực hiện đúng quy trình KT
  • Quản lý kho NVL vật tư, TSCĐ, CCDC, vật tư thừa trong quá trình thi công theo đúng nguyên tắc KT
  • Nhận trách nhiệm hướng dẫn, giám sát thủ kho lập sổ sách, phiếu xuất nhập kho, thẻ kho theo dõi 
  • Đối chiếu, kiểm kho để phát hiện, điều chỉnh kịp thời các sai lệch => Định kỳ, thường xuyên
  • Đưa ra đề xuất – giải pháp bán thanh lý những vật tư, hàng hoá thừa không cần thiết nhằm thu hồi vốn.
  • Lập hồ sơ quyết toán công trình khi hoàn thành xong. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu – quyết toán của bên giao thầu.  
  • Chịu sự phân công, phân nhiệm trực tiếp của Kế toán trưởng về việc quản lý từng công trình cụ thể. Trách nhiệm quản lý bắt đầu từ khi được phân công, phân nhiệm.
  • Kiểm tra, tham gia soạn thảo HĐKT bán ra.
  • Tiếp nhận, kiểm tra, lập phương án tối ưu DTNB các Dự án được giao (kiểm tra số lượng, giá cả mua vào, đối tác…).
  • Tìm kiếm, chọn lọc và tham gia thương thảo với nhà cung cấp trên cơ sở DTNB được duyệt.
  • Theo dõi quá trình triển khai Dự án bao gồm: Các hoạt động mua hàng của CBCNV, các hợp đồng cung cấp về tiến độ, số lượng, chất lượng, chứng từ hàng hóa dịch vụ.
  • Kiểm tra, theo dõi, đối chiếu, lập kế hoạch và thực hiện việc thanh quyết toán công nợ nội bộ (tạm ứng) và công nợ khách hàng thuộc các công trình, dự án mình theo dõi.
  • Theo dõi, nhắc nhở đôn đốc, lập kế hoạch & thực thi thu hồi công nợ thuộc công trình, dự án đang đảm nhận.
  • Check kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ, đề xuất và thực hiện thanh quyết toán.
  • Theo sát quản lý chặt chẽ vật tư, trang thiết bị phục vụ công trình, lập kế hoạch thu hồi hoặc thanh lý sau khi công trình hoàn thành.
  • Tập hợp phân bổ chi phí, tính giá thành công trình, hạng mục công trình, lãi lỗ…
  • Thực hiện công tác giám sát, kiểm kê vật tư, chi tiêu tài chính tại công trình => Định kỳ, đột xuất
  • Căn cứ dựa trên các quy định của Pháp luật và hợp đồng ký kết, thực hiện hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán với chủ đầu tư.
  • Phối hợp với sự chỉ đạo của Trưởng công trình xây dựng đó yêu cầu về việc kế toán. Chẳng hạn như: viết phiếu thu, phiếu chi nội bộ, tập hợp chứng từ, hóa đơn mua vật tư, đi đóng tiền điện thoại cho công trường…
  • Việc đầu tiên khi bắt tay vào công việc là chuẩn bị sẵn sàng sàng tư tưởng: chịu áp lực cao và lập – tập hợp chứng từ kế toán phát sinh tại công trường theo quy định của công ty & pháp luật, sau đó phân loại chứng từ & lập các báo biểu theo quy định ….

3. Điều kiện đủ để trở thành một kế toán công trình xây dựng

– Có bằng Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính (lợi thế mảng Xây dựng)
 
– Có kinh nghiệm ở vị trí Kế toán – nhất là mảng xây dựng
 
–  Có nghiệp vụ Kế toán; tổ chức ghi sổ, hạch toán kế toán đúng quy định; tuân thủ các quy định về Kế toán của pháp luật & của Doanh nghiệp
 
– Nhanh nhẹn, cẩn thận, trung thực và có trách nhiệm với công việc
 
– Có khả năng giao tiếp tốt, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
 
– Có khả năng làm việc ở cường độ cao và chịu áp lực tốt
 
– Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel & các phần mềm chuyên ngành kế toán xây dựng liên quan…

Làm một kế toán công trình, bạn phải chịu khó học hỏi, chịu khổ. Lập và tập hợp các chứng từ kế toán phát sinh tại công trường theo quy định của công ty và pháp luật. Sau đó phân loại chứng từ và lập các báo cáo bảng biểu theo quy định…. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích bạn trong công việc kế toán – mọi thắc mắc về khoá học kế toán mảng xâ dựng xin liên hệ Trung tâm kế toán Việt Hưng. Chúc bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...