9 lưu ý khi làm kế toán xây dựng chi tiết nhất

Đánh giá

Khi làm tại công ty xây dựng, kế toán cần chú ý điều gì? Xem ngay chia sẻ từ giáo viên của Kế Toán Việt Hưng với 9 lưu ý khi làm kế toán xây dựng trong bài viết dưới đây nhé!

Lưu ý khi làm kế toán xây dựng cần lưu ý!

I. Về dự toán trên file excel

– Khi nhìn 1 dự toán cần đối chiếu các sheet số liệu cần chú ý so sánh: 

+ So sánh số liệu ở bảng tổng hợp hạng mục kinh phí xem các chỉ tiêu: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công 

– Sau đó vào sheet mục Tổng hợp vật tư: ở bảng này các bạn lấy cột khối lượng * đơn giá hạch toán = Thành tiền các mục: vật liệu – nhân công – máy => khớp với sheet tổng hợp hạng mục kinh phí: -> hầu hết các dự toán hiện tại là đã bóc sẵn – kế toán chỉ cần kiểm tra

+ Lưu ý khi làm kế toán xây dựng đối với các dự toán chưa bóc được số liệu thì cần bám vào các sheet: THKP hạng mục + đơn giá chi tiết 

+ Chiết tính để dùng kết hợp các yếu tố: mã số hạng mục và dùng hàm Vlookup để lọc mục khối lượng đưa sang bảng chiết tính để bóc chi tiết -> vào mục Insert -> chọn PivotTable Là kế toán tổng hợp được tổng khối lượng vật liệu, tổng giá trị nhân công, tổng giá trị máy

+ Tiếp theo từ tổng nhân công: kế toán căn cứ vào hợp đồng và dự kiến thực tế để chia nhân công đó cho công trình chạy bao nhiêu tháng -> nhân công 1 tháng -> làm cơ sở chuẩn bị hồ sơ nhân công để xử lý lương nhân công; Hoặc từ giá trị nhân công để thuê thầu phụ lấy hóa đơn nhân công đầu vào…

+ Từ bảng tổng hợp khối lượng và giá trị vật tư: là căn cứ để lấy hóa đơn nguyên vật liệu xuất vào từng công trình: từ đó so sánh đối chiếu việc xuất kho NVL cho từng công trình trên phần mềm kế toán so với bảng khối lượng cần xuất.

+ Từ bảng phân tích máy: máy có thể là đi thuê máy sao cho khớp dự toán và sử dụng máy cho các công trình; Cách 2 nếu công ty có các máy thì đi phân bổ – khấu hao khớp với giá trị dự toán

II: Về Hồ sơ kế toán và cách hạch toán chi tiết

1. Hóa đơn đầu vào mua nguyên vật liệu:

Lưu ý khi làm kế toán xây dựng về hồ sơ kế toán
Lưu ý khi làm kế toán xây dựng về hồ sơ kế toán

+ Hợp đồng mua nguyên vật liệu: tới các nhà cung cấp liên tục nhiều lần trong năm thì nên làm hợp đồng nguyên tắc để nêu các vấn đề chung: tuy nhiên mỗi hóa đơn cần kèm thêm 1 phụ lục chi tiết đi kèm.

+ Hóa đơn đầu vào

+ Biên bản giao hàng

+ Phiếu xuất kho bên nhà cung cấp

+ Phiếu nhập kho bên mình

+ Chứng từ thanh toán

+ Sổ chi tiết mua hàng hóa, nguyên vật liệu lọc theo hóa đơn 

– Cách hạch toán nhập và xuất NVL

+ Khi nhập kho NVL từ hóa đơn mua vào

Nợ TK 152

Nợ TK 1331

   Có TK 331,111

+ Khi xuất NVL

Nợ TK 154 (Theo thông tư 133) nếu dùng phần mềm Misa chọn KPCP: NVLTT-Chọn công trình

  Có TK 152: NVL 

Nợ TK 621 (Theo thông tư 200) nếu dùng Misa không cần chọn KMCP – Chọn công trình tương ứng

   Có TK 152 – Chọn công trình tương ứng 

* Nếu vật tư xuất thẳng cho ng trình:

NỢ TK 154 (TT133) or 621 (TT200),

Nợ TK 1331 (nếu hóa đơn có thuế GTGT đầu vào)

    Có TK 331 or 111 or 141

2. Hóa đơn đầu vào chi phí:

+ Hóa đơn chi phí quản lý: Ví dụ chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí tiền điện, nước

Nợ TK 6422 (Theo TT 133) – Nợ TK 6428 (Theo TT 200)

Nợ TK 1331: 

  Có TK 111; 331

+ Hóa đơn chi phí Chung cho công trình: Ví dụ chi phí bảo hộ lao động – chi phí vận chuyển…

Nợ TK 154 (Theo tt 133), Nợ TK 6278 (Theo TT200) – Chọn KMCP và công trình

Nợ TK 1331

  Có TK 111, 331

3. Lưu ý khi làm kế toán xây dựng hóa đơn đầu vào Công cụ dụng cụ:

– Hóa đơn mua công cụ dụng cụ

– Biên bản  bàn giao công cụ 

– Chứng từ thanh toán

– Biên bản đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng

– Hạch toán

+ Khi mua CCDC

Nợ TK 242

Nợ TK 133

   Có TK 111, 331

+ Khi phân bổ CCDC: Thời gian phân bổ CCDC tối đa là 36 tháng: Tùy vào giá trị công cụ và tình hình kinh doanh của công ty để kế toán chọn thời gian phù hợp

Nợ TK 154 (Theo TT133); Nợ TK 6274 (Theo TT200)

   Có TK 242

4. Hóa đơn đầu vào tài sản cố định

– Hóa đơn TSCĐ

– Hợp đồng mua TSCĐ

– Biên bản bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng: Tình khấu hao từ ngày đưa vào sử dụng

Ví dụ mua vào ngày 15/07/2022 nhưng biên bản lắp đặt hoàn thành TSCĐ đưa vào Sử dụng: Là ngày 20/07/2022 Thì ngày khấu hao sẽ là ngày 20/07/2022.

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng 

– Hạch toán:

+ Khi mua TSCĐ

Nợ TK 211

Nơ TK 1332

   Có TK 331  

+ Tính khấu hao TSCĐ:

Nợ TK 154( Theo TT 133); Nợ TK 6274( theo thông tư 200) 

Có TK 214

5. Lưu ý khi làm kế toán xây dựng về Lương

Lưu ý về hồ sơ lương công ty xây dựng
Lưu ý về hồ sơ lương công ty xây dựng

– Về hồ sơ lương cần chuẩn bị gồm các nội dung:

+ Quy chế lương: Bám sát quy chế lương thưởng để xây dựng bảng lương 

+ Giấy ủy quyền đại diện 1 nhân viên nhận thay lương cho cả tổ

+ Bảng chấm công 

+ Bảng lương 

+ Hợp đồng lao động

+ Hồ sơ nhân công, hợp đồng cộng tác viên, 

+ Mẫu 02/CK-TNCN. Nếu cá nhân cam kết năm 2021 trở về trước theo thông tư 92/2015/TT-BTC 

+ Mẫu 08/CK -TNCN Theo thông tư 80/2021 áp dụng cho năm 2022.

– Về hạch toán lương trong công ty xây dựng

+ Trích lương phải trả 

Nợ TK 642: Lương cho quản lý

Nợ TK 154 (Theo TT133), nợ TK 622 (Theo TT200) – Lương của NCTT

    Có TK 334: Lương phải trả cho NLĐ.

– Khi lập bảng lương, bảng chấm công, phiếu chi lương, kế toán cần lập riêng cho từng đối tượng công trình riêng biệt.

6. Về xuất hóa đơn trong công ty xây dựng: 

– Hồ sơ bao gồm: Biên bản nghiệm thu giai đoạn hoặc công trình; Biên bản hoàn thành khối lượng công việc theo hạng mục, theo công trình

– Xuất hóa đơn GTGT: Nội dung ghi hóa đơn: Giá trị công trình theo hợp đồng số, hoặc giá trị công trình nghiệm thu giao đoạn… Theo hợp đồng số…

– Thời gian xuất hóa đơn là trong thời hạn tối đa 10 ngày sau nghiệm thu (nếu trong 1 tháng, còn nghiệm thu vào cuối tháng thì phải xuất luôn trong tháng đó)

7. Lưu ý khi làm kế toán xây dựng về Khai thuế GTGT – Thuế vãng lai trong công ty xây dựng

Kê khai thuế: Kế toán cần cân đối thuế GTGT hàng tháng đúng với tờ khai. 

Đối với công ty xây dựng thi công công trình ngoại tỉnh sẽ phát sinh thuế vãng lai

– Trích thuế GTGT vãng lai tách ra khỏi thuế GTGT tại trụ sở chính:

Nợ TK 3331

   Có TK 33382

– Nộp thuế vãng lai:

Nợ TK 33382

   Có TK 111, 112

Kế toán nộp thuế vãng lai, lưu chứng từ đã nộp thuế để làm cơ sở giảm trừ thuế GTGT phải nộp trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc quý của công ty.

– Về cách nộp tiền thuế vãng lai 

+ Chứng từ nộp thuế vãng lai sẽ khai thuế vào chỉ tiêu 25 để khấu trừ lại (Chú ý như trước thì HTKK có chỉ tiêu 39 để cập nhật số thuế vãng lai đã nộp) hiện tại làm theo cách mới là đưa vào chỉ tiêu 25 để khấu trừ lại thuế.

+ Theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định thuế vãng lai từ 2% giảm xuống còn 1%

+ Tiền thuế nộp thuế nơi thi công – Chi cục nơi thi công – để khi quyết toán không muốn rắc rối thì nên làm công văn lên thuế nơi công ty đặt trụ sở để sau chứng minh đây là thuế vãng lai để khấu trừ thuế lại là chắc chắn nhất. 

8. Giá thành trong công ty xây dựng: 

– Lập kỳ tính giá thành công trình

– Phân bổ chi phí chung cho các công trình: 

– Nghiệm thu giá trị công trình: ghi nhận giá trị nghiệm thu – chú ý đối chiếu phần doanh thu đã xuất hóa đơn để nghiệm thu giá trị tương ứng- Theo dõi đánh giá chi phí dở dang cho các công trình.

– Kiểm tra dư nợ TK 154 trên CĐTK so đối chiếu báo cáo giá thành để kiểm tra tính hợp lý cân đối của TK này so với báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -> Nếu lệch cần điều chỉnh cho hợp lý.

9. Lưu ý khi làm kế toán xây dựng về đối chiếu doanh thu – giá vốn các công trình

– Cân đối doanh thu xuất hoá đơn các công trình trên TK 5112 so với giá vốn các công trình tập hợp được trên TK 6322 sao cho phần doanh thu luôn luôn lớn hơn giá vốn nhằm giảm thiểu rủi ro khi có cơ quan thuế vào kiểm tra, thanh quyết toán.

– Công trình nào cũng nên để lãi ít hay nhiều đều phải lãi: Không để lỗ công trình.

Bài viết trên đây với các nội dung chia sẻ về lưu ý khi làm kế toán xây dựng đã giúp cho các kế toán viên hiểu rõ hơn và làm thành thạo các công việc được giao. Các bạn muốn trau dồi kĩ năng nghiệp vụ kế toán tổng hợp chỉ từ 28 buổi, liên hệ ngay với chúng tôi qua fanpage hoặc Holtine 0988680223 – 0982929939.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận