Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng | Những doanh nghiệp xây dựng luôn có chi phí lớn, doanh thu cao. Vì vậy việc hạch toán kế toán không tránh khỏi những sai sót. Việc những sai sót xảy ra có thể làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xây dựng của doanh nghiệp. Vậy là kế toán trong doanh nghiệp xây dựng bạn cần biết được những rủi ro đó là gì? Sau đây Trung tâm Kế Toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu vấn đề này và đề ra những giải pháp hạn chế rủi ro.
1. Về hóa đơn, chứng từ kế toán
1.1 Doanh nghiệp xây dựng mua phải hóa đơn của nhà cung cấp đã có thông báo của cơ quan thuế về tạm ngừng kinh doanh
GIẢI PHÁP: Kế toán vào trang web https://traucuuhoadon.gdt.gov.vn để tra cứu thông tin hóa đơn xem hóa đơn đó phát hành có giá trị sử dụng không, doanh nghiệp đó tạm ngừng hoạt động khi nào.
⦁ Nếu hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì kế toán phải kê khai giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, loại chi phí được trừ.
⦁ Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì doanh nghiệp mua hàng phải chứng minh được bằng văn bản và chứng từ kèm theo việc mua bán hàng hóa là có thật: hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu xuất nhập kho hàng hóa, chứng từ thanh toán, mục đích sử dụng hàng hóa đó.
Ví dụ minh họa
1.2 Doanh nghiệp mua bán hóa đơn nguyên vật liệu, thuê nhân công,… với mục đích để lấy chi phí đầu vào không có hóa đơn, nhằm trốn thuế GTGT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Tình trạng mua bán hóa đơn còn dẫn đến vấn đề là nguyên vật liệu đầu vào sẽ không khớp với dự toán công trình.
GIẢI PHÁP: Kế toán phải lập file excel để đối chiếu nguyên vật liệu của dự toán với thực tế xuất kho, có sự so sánh giữa phát sinh chênh lệch để kịp thời phát hiện và xử lý.
1.3 Xuất hóa đơn GTGT không đúng thời điểm
RỦI RO
Các công trình xây dựng đã hoàn thiện nghiệm thu bàn giao công trình nhưng lại chưa xuất hóa đơn GTGT đầu ra vì một số lý do như:
– Doanh nghiệp chưa thu được tiền.
– Xuất hóa đơn đầu ra sẽ phải nộp thuế GTGT đầu ra nên doanh nghiệp kéo dài thời gian phải nộp thuế đầu ra.
GIẢI PHÁP: Ngày xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp xây dựng là ngày trên biên bản nghiệm thu bàn giao công trình, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
LƯU Ý:
– Đối với công trình xây dựng thời điểm xuất hóa đơn có thể xuất theo giai đoạn hoàn thành, xuất theo từng hạng mục bàn giao.
– Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thì thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiền.
– Để tránh trường hợp xuất hóa đơn sai thời điểm kế toán cần phải lập file danh mục hợp đồng xây dựng, chi tiết theo công trình, thời điểm bàn giao, nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đối chiếu với thực tế.
Ví dụ:
Doanh nghiệp xây dựng Việt Hưng có công trình xây dựng nhà xưởng cho Công ty Thăng Long. Công trình được nghiệm thu bàn giao ngày 15/12/2022, giá trị hợp đồng là 12 tỷ đồng. Đến ngày 15/04/2023 Công ty Việt Hưng mới xuất hóa đơn GTGT.
>> Như vậy hóa đơn này xuất không đúng thời điểm, đúng ra phải xuất ngày 15/12/2022. Vậy toàn bộ chi phí và thuế GTGT sẽ bị xuất toán.
2. Chi phí trong doanh nghiệp xây dựng
2.1 Kế toán hạch toán khống chi phí tiền lương của công nhân
RỦI RO
– Lập Bảng tính lương “Ảo” cho công nhân không có thật tại doanh nghiệp bằng cách: chế hợp đồng lao động, chế bảng chấm công, tiền lương, chi lương không có thật,…
– Bảng lương không đầy đủ chữ ký của người nhận tiền.
– Bảng chấm công không đầy đủ, không khớp với số công tính lương trên bảng lương.
BIỆN PHÁP
Do doanh nghiệp xây dựng phát sinh theo công trình nên ngoài những lao động chính là Giám đốc, kỹ thuật, kỹ sư, công nhân chính,…thì mỗi công trình sẽ có đội lao động thuê ngoài.thì mỗi công trình sẽ có đội lao động thuê ngoài. Chi phí tiền lương phát sinh cho mỗi công trình là tương đối lớn mà không có hóa đơn GTGT. Vậy doanh nghiệp sẽ làm như thế nào để những chi phí nhân công này được hợp lệ.
– Kế toán kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ lao động cho mỗi công trình quyết toán.
Mở từng bảng lương hàng tháng tổng hợp lại xem phát sinh bao nhiêu lao động thì lập đủ bộ hồ sơ lao động tương ứng. Hồ sơ lao động cần đảm bảo các thông tin như hợp đồng lao động, đơn xin việc, căn cước công dân,…
2.2 Kế toán hạch toán chi phí không tương ứng với doanh thu tính thuế
RỦI RO
– Kết chuyển chi phí nhưng lại không kết chuyển doanh thu tương ứng
– Không cung cấp đủ các hồ sơ liên quan đến công trình
– Khi hạch toán kế toán lại không mở sổ chi tiết cho từng công trình. Nên kế toán không thấy được lãi lỗ, điểm biến động cho từng công trình.
GIẢI PHÁP
– Phải mở sổ kế toán theo dõi chi tiết toàn bộ chi phí, doanh thu từng công trình từ khi ký hợp đồng đến khi bàn giao công trình.
– Phải đối chiếu chi phí thực tế phát sinh so sánh với chi phí dự toán để sau này thanh kiểm tra còn giải trình
– Kiểm tra hồ sơ công trình, hạng mục công trình xem có nghiệm thi bàn giao công trình không
3. Kế toán hạch toán thiếu doanh thu
RỦI RO
– Khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ lại không phát hành hóa đơn đầu ra. Dẫn đến doanh nghiệp trốn thuế đầu ra, bỏ sót doanh thu
– Công trình, hạng mục công trình đã nghiệm thu bàn giao nhưng không phát hành hóa đơn đầu ra. Dẫn đến doanh nghiệp trốn thuế đầu ra, bỏ sót doanh thu
– Công trình, hạng mục công trình đã nghiệm thu bàn giao nhưng không phát hành hóa đơn đúng thời điểm
– Bên đầu tư không yêu cầu xuất hóa đơn nên kế toán không hạc toán doanh thu, trong khi đó vẫn hạch toán chi phí phát sinh
GIẢI PHÁP
– Định kỳ kế toán kiểm tra toàn bộ hồ sơ theo dõi và trích khấu hao TSCĐ. Từ đó, kế toán nắm bắt được tình hình trích KHTSCĐ, thời gian sử dụng của TSCĐ để có biện pháp xử lý kịp thời và chính xác với từng tài sản của doanh nghiệp
– Đối với doanh nghiệp xây dựng mà không tách riêng được các chi phí cho từng công trình, kế toán hạch toán hết vào TK 154. Thì kế toán phải theo dõi riêng chi phí, doanh thu cho từng công trình ra file excel
– Lập bảng theo dõi các hợp đồng ghi chú thời điểm nghiệm thu trên hợp đồng đối chiếu với tình hình thực tế.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA Group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng về những rủi ro mà kế toán trong doanh nghiệp xây dựng hay mắc phải. Đồng thời đề ra các biện pháp giúp kế toán có hướng xử lý kịp thời. Mong rằng các bạn sẽ làm tốt hơn công việc kế toán của mình. Chúc các bạn học tốt!