Các quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng bãi bỏ năm 2020

Đánh giá

Quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng – Ngày 17/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản; phát triển nhà ở; quản lý sử dụng nhà và công sở. Bài viết ngày hôm nay kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng bãi bỏ năm 2020.

quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng
Các quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng bãi bỏ mới nhất

1. Bãi bỏ 6 quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

Tại Điều 2 Nghị định 21/2020/NĐ-CP bãi bỏ 1 số điều trong Nghị định 139/2017/NĐ-CP có:

1Bãi bỏ điểm c, điểm d khoản 1 Điều 7Vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựngBỏ quy định xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với hành vi lựa chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực tham gia hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng; Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
2Bãi bỏ điểm d, điểm đ khoản 2; điểm d khoản 3; điểm d, điểm đ, điểm i, khoản 5 Điều 23Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng

– Bãi bỏ quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động xây dựng có một trong các hành vi không có hợp đồng lao động đối với những cá nhân đảm nhận những chức danh chủ chốt theo quy định; những chức danh chủ chốt không có chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án theo quy định.

 

– Bãi bỏ quy định quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử theo quy định khi tham gia các hoạt động xây dựng.

 

– Bãi bỏ các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện khi vi phạm nêu trên.

 

3Bãi bỏ khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 38Vi phạm quy định về kiểm định, thí nghiệm, đào tạo trong hoạt động xây dựngBãi bỏ quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng  đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng không đủ điều kiện theo quy định.
4Bãi bỏ khoản 1 Điều 39Vi phạm quy định về lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựngBãi bỏ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng hoặc quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng không đảm bảo điều kiện năng lực quy định.
5Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 60Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sảnBãi bỏ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
6Bãi bỏ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 61Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư (viết tắt là đào tạo về quản lý vận hành nhà chung cư)Bãi bỏ quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thực hiện đào tạo không đúng địa điểm đào tạo theo quy định; sử dụng giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định.

2. 5 điểm cần sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 139/2017/NĐ-CP 

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 Điều 7:

“g) Thẩm tra thiết kế xây dựng”.

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 63:

“a) Người được thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện chuyển đổi, bán, cho thuê lại nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.”

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 63:

“d) Bán, cho thuê mua, đổi, thế chấp hoặc góp vốn bằng nhà ở mà nhà ở đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định.”

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 64:

“c) Cho thuê lại hoặc ủy quyền quản lý nhà ở công vụ.”

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 67:

“a) Chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê làm nhà ở hoặc các mục đích khác không đúng công năng sử dụng của công sở.”

2 điểm cần  LƯU Ý tại Nghị định 21/2020/NĐ-CP:

– Thứ  1, là hành vi vi phạm hành chính tại Điều 3 của Nghị định này sẽ nằm trong diện xử lý chuyển tiếp, mà xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện theo quy định.

–  Thứ  2, trường hợp các hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc được phát hiện sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.

Trên đây là bài viết về chủ đề Các quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng bãi bỏ năm 2020.Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khóa học kế toán online uy tín tại Trung tâm! Chúc các bạn thành công!

 

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận