Hạch toán chuyên sâu kế toán công trình xây dựng – Đối với việc dân số ngày càng tăng, cuộc sống phát triển, nhu cầu có một không gian sống đẹp ngày càng nâng cao… trong khi đó đất đai thì có hạn nên các trung cư mọc lên như nấm, đường xá cầu đường ngày càng mở rộng, đồng nghĩa với việc ngành nghề xây dựng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Thế nên các doanh nghiệp làm về xây dựng rất cần những nhân viên kế toán xây dựng có khả năng làm tốt công việc, biết cách bóc tách các chi phí để dễ dàng cho việc tính toán tính giá thành, tránh lãng phí vật tư và đưa lại hiệu quả kinh tế nhất. Bài viết này, Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm kế toán xây dựng đơn giản nhất, đặc biệt là các bút toán hạch toán chuyên sâu không thể thiếu để trở thành kế toán chuyên nghiệp.
1. Nền tảng kiến thức cơ bản của kế toán công trình xây dựng phải biết.
Đọc và nghiên cứu kỹ hợp đồng ký kết
Khi trúng thầu doanh nghiệp xây dựng ký kết một hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Việc đầu tiên kế toán cần phải làm là đọc và nghiên cứu kỹ hợp đồng để hiểu rõ các vấn đề: Tổng giá trị công trình, thời hạn thi công, thời gian bảo hành, phương thức thanh toán.
Bóc tách dự toán công trình
Đối với mỗi một công trình xây dựng riêng biệt thì phải có một hạng mục đi kèm với những dự toán riêng biệt. Sau đó bạn thực hiện công việc bóc tách số liệu về chi phí cho từng công trình xây dựng riêng. Kế toán dựa vào phần dự toán để chi phí phục vụ việc hạch toán, theo dõi chính xác chi phí theo từng công trình, hạng mục một cách chính xác nhất.
Sau đó kế toán dựa vào dự toán phần bảng tổng hợp nguyên vật liệu xây dựng của dự án sau đó đem đối chiếu với bảng nhập xuất tồn kho xem xét xem có đúng như vậy hay là còn thiếu vật tư nào để còn liên hệ với người quản lý công trường để đi xác thực,
Kế toán sẽ tập hợp chi phí theo từng công trình và phân loại theo từng loại chi phí chi tiết như : chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí máy thi công… để xác định được giá vốn cho công trình đó.
Phương pháp tính giá xuất kho
Theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Bởi vì trong công ty xây dựng việc nhập – xuất kho vật tư diễn ra khá thường xuyên. Nên tính phương pháp này là hợp lý nhất, chính xác nhất.
Nghiệm thu công trình
Công trình hoàn thành thì phải nghiệm thu và xuất hoá đơn ngay. Kể cả trường hợp khách hàng chưa chịu thanh toán. Thì công ty bạn vẫn cần phải xuất hoá đơn đúng thời điểm. Sau đó scan hoá đơn đầu vào gửi cho bên đối tác kê khai thuế. Tránh trường hợp không xuất hoá đơn làm sai nguyên tắc theo quy định về hoá đơn trong công ty xây dựng.
2. Hạch toán chuyên sâu kế toán công trình xây dựng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình
Các chứng từ cần thiết liên quan đến thủ tục mua NVL trực tiếp bao gồm:
- Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng
- Hóa đơn tài chính
- Đề nghị thanh toán, Biên bản đối chiếu công nợ.
- BB giao nhận, Phiếu nhập kho, Biên bản nghiệm thu đầu vào.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng : Phiếu chi, UNC
- Chứng chỉ chất lượng ( nếu cần )
Vật tư của thi công có thể được đưa thẳng xuống công trình, cũng có thể nhập kho. Kế toán cần quản lý và đối chiếu vật tư đưa vào từng công trình với khối lượng vật tư theo Bảng tổng hợp vật tư tiêu hao, để xuất vào giá thành cho phù hợp, không được vượt quá định mức trên Bảng tổng hợp vật tư này.
+ Nếu vật tư nhập kho, quy trình như sau:
Mua hàng >> nhập kho>> xuất cho công trình theo định mức, kế toán hạch toán như sau:
Khi mua vật tư :
Nợ TK 152, 1331
Có TK 111, 112, 331
Khi xuất vật tư vào công trình, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, theo dõi theo từng công trình, và hạch toán như sau:
+ Nếu vật tư mua chuyển thằng cho công trình, kế toán căn cứ vào chứng từ mua hàng, hạch toán:
Chi phí nhân công trực tiếp
Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ lao động
- Hợp đồng lao động
- Quy chế tiền lương, các QĐ của giám đốc
- Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN
- Bảng chấm công, bảng lương
Căn cứ vào định mức nhân công trong Bảng tổng hợp vật tư, kế toán sẽ thấy được số ngày công và bậc thợ cho từng hạng mục công trình. Kế toán cần theo dõi nhân công và chấm công theo từng hạng mục, công trình cụ thể.
Thường nhân công trong công trình xây dựng không ổn định, do việc thi công của từng giai đoạn có thể sử dụng những nhóm thợ khác nhau, hoặc phụ thuộc vào thời gian thi công, nên việc theo dõi nhân công mỗi công ty, công trình, tay nghề sẽ được thực hiện khác nhau. Kế toán cần linh hoạt trong chi phí này.
Chi phí máy thi công
Căn cứ vào dự toán được duyệt, kế toán sẽ thấy được chi phí máy thi công. Máy thi công được tính cho từng loại máy, và số ca máy.
Giá của máy thi công trên Bảng tổng hợp vật tư chỉ mang tính tham khảo. Đơn vị thi công có thể thuê máy thi công cao hơn, hoặc thấp hơn định mức đó, tùy theo giá trị trường và thỏa thuận với bên thi công
Nếu đơn vị thi công có máy thi công phù hợp, thì được tính các chi phí cho máy thi công trên cơ sở ca máy, như :
- Xăng dầu
- Khấu hao máy
- Tiền lương cho nhân công lái máy
- Chi phí sửa chữa nhỏ của máy trong quá trình thi công
Chi phí chung cho công trình
Các chi phí chung cho công trình bao gồm: chi phí lán trại, điện nước, lương cán bộ quản lý…và các chi phí phục vụ chung phát sinh tại công trình
Về chi phí chung thì tùy theo các nghiệp vụ cụ thể, tập hợp chứng từ và chúng ta hạch toán như sau:
Doanh thu, thuế vãng lai
+ Phản ánh doanh thu xuất hoá đơn
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 5112: Doanh thu công trình
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra -10%
+ Trích thuế GTGT vãng lai bóc ra khỏi thuế GTGT tại trụ sở chính
Nợ TK 3331
Có TK 33382; Thuế vãng lai
+ Khi nộp thuế vãng lai
Nợ TK 33382
Có TK 111,112
Trên đây là phần hướng dẫn cơ bản những nghiệp vụ kế toán chuyên sâu tại các doanh nghiệp xây dựng. Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp bạn đọc tự tin hơn trong lĩnh vực xây dựng đặc thù này.
Chúc các bạn may mắn và thành công trong công việc của chính mình!