Định mức gia công và sản xuất xuất khẩu – 2 điểm cần lưu ý

Đánh giá

Gia công và sản xuất xuất khẩu | Định mức gia công về việc sử dụng nguyên liệu, định mức vật liệu tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu lại ngay tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và phải thực hiện việc xuất trình khi cơ quan hải quan có đoàn kiểm tra hay có yêu cầu về việc giải trình cách thức tính định mức, tỷ lệ hao hụt về nguyên liệu và vật tiêu. Bài viết này Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn hiểu hơn với quy định hiện hành về định mức gia công và sản xuất xuất khẩu.

1. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu là gì?

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công và sản xuất hàng hóa xuất khẩu, chế xuất bao gồm:

– Nguyên liệu, bán thành phẩm, cụm linh kiện, linh kiện trực tiếp tham gia trực tiếp vào quá trình gia công, sản xuất để cấu thành được sản phẩm xuất khẩu.

– Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gian công hay sản xuất xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành sản phẩm hay không cấu thành sản phẩm.

– Sản phẩm đã được hoàn chỉnh do đơn vị, tổ chức nhập khẩu để gắn vào ngay sản phẩm xuất khẩu, dùng để đóng chung với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và được sản xuất từ chính nguyên vật liệu nhập khẩu hay để đóng chung với các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên vật liệu mua trong nước, nguyên vật liệu cung ứng thành mặt hàng đồng bộ được xuất khẩu ra nước ngoài.

– Vật tư để làm bao bì hay bao bì đóng gói sản phẩm xuất khẩu.

– Nguyên vật liệu nhập khẩu dùng vào việc bảo hành, sửa chữa, tài chế sản phẩm xuất khẩu.

– Hàng mẫu nhập khẩu dùng đểgia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

2. Định mức về thực tế gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu là gì?

– Định mức về việc sử dụng nguyên liệu đây được xem là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế để có thể sản xuất ra một sản phẩm.

– Định mức vật tư tiêu hao chính là lượng vật tư đã bị tiêu hao thực tế trong quá trình sản xuất một đơn vị sản phẩm.

– Tỷ lê hao hụt của lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trên thực tế gồm: hao hụt do thành phế liệu, hao hụt tự nhiên, phế phẩm được tính theo tỷ lệ % so với định mức về thực tế sản xuất, định mức sử dụng nguyên vật liệu, định mức vật tư tiêu hao. Với trường hợp lượng phế liệu hay phế phẩm được tính ngay vào định mức sử dụng hay định mức vật tư tiêu hao thì sẽ không được tính vào tỷ lệ hao hụt của nguyên liệu, vật tư.

Định mức về việc sử nguyên vật liệu tiêu hao, tỷ lệ hao hụt của nguyên vật liệu sẽ được doanh nghiệp lưu lại, xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, và phải có được sự giải trình về cách thức tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu.

gia công và sản xuất xuất khẩu 3
Mẫu bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất

– Định mức về việc tách nguyên vât liệu thành phần từ ngay chính nguyên liệu ban đầu, đây được xem là lượng nguyên liệu thành phần được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu và đã được thực hiện tách ra từ nguyên liệu ban đầu.

– Trước khi thực hiện việc sản xuất, tổ chức, các nhân cần phải xây dựng định mức về sử dụng, tỷ lệ hao hụt dự kiến cho từng mã sản phẩm. Và trong quá trình thực hiện quy trình sản xuất nếu như có bất kỳ sự thay đổi nào thì doanh nghiệp, đơn vị cần phải thực hiện xây dựng lại định mức thực tế, lưu trữ lại các chứng từ hay tài liệu liên qua đến việc thay đổi định mức ấy.

– Người đại diện theo pháp luật của đơn vị, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt hay định mức tiêu hao, sử dụng đúng vào mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, với những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý đúng theo quy định pháp luật đề ra.

– Khi đơn vị, doanh nghiệp đã xác định được số tiền thuế được hoàn hay không thu, lúc này đơn vị, doanh nghiệp cần căn cứ theo quy định của thông tư và định mức thực tế về việc sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.

3. Quy định về định mức gia công, sản xuất xuất khẩu

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 69/2018/ NĐ – CP về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu như sau:

3.1 Định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu

– Định mức sử dụng tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu sẽ do các bên thỏa thuận ngay trong hợp đồng gia công, có tính đến những định mức, tỷ lệ hao hụt sẽ được hình thành trong ngành sản xuất, gia công liên quan ở Việt Nam ngay thời điểm ký kết hợp đồng.

Ví dụ: Công ty HYU có đơn hàng gia công giày dép với công ty KUO, trong đó nguyên vật liệu bao gồm: vật liệu làm giày dép, chỉ may, kim và máy móc gia công hoàn thành sản phẩm. Công ty HYU cũng đã nêu rõ các thỏa thuận trong hợp đồng gia công với công ty KUO và thỏa thuận đến định mức, tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất.

– Người đại diện theo pháp luật thương nhân nhận hợp đồng gia công trực tiếp sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên vậy liệu nhập khẩu đúng mục đích gia công, tính chính xác định mức sử dụng, tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu gia công.

Nội dung quy định về định mức thực tế sẽ được quy định rõ ở điều 55.81 văn bản thông tư số 25/VBHN – BTC ban hành vào ngày 06 tháng 09 năm 2018 Bộ tài chính quy định rõ về thủ tục hải quan, giám sát hải quan, thuế xuất – nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu.

3.2 Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, xuất khẩu

– Định mức thực tế trong quá trình sản xuất chính là lượng nguyên vật liệu thực tế được sử dụng trong quá trình gia công, sản xuất ra đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định ngay tại quy định mẫu số 27 phụ lục II ban hành kèm với thông tư này.

Trong trường hợp phế liệu hay phế phẩm tạo thành ở quá trình sản xuất xuất khẩu trước được được dùng để tái chế, sản phẩm xuất khẩu cần phải xây dựng định mức để có thể sản xuất ra được sản phẩm xuất khẩu theo quy định tại điều khoản này.

Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu nho để sản xuất xuất khẩu nho khô loại 1 và nho khô loại 2, công đoạn sản xuất sẽ là tách nho để sản xuất nho khô loại 1, sấy khô, đóng gói,… và chia để sản xuất nho khô loại 2. Như vậy doanh nghiệp A cần xây dựng định mức với nho khô loại 1 và nho khô loại 2 Phế liệu chính là vật liệu được loại ra ngay trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đây cũng là vật liệu không còn giá trị sử dụng ban đầu, và được thu hồi làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.

Phế phẩm là thành phẩm hay bán thành phẩm nhưng không đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật: kích thước, quy cách,… và bị loại ra ở quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt đúng chất lượng để xuất khẩu.

Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu nho để sản xuất nho khô loại 1 và nho khô loại 2, trong đó:

+ Cuốn nho, lá nho là một trong những phế liệu không còn giá trị sử dụng ban đầu.

+ Quả nho không đủ tiêu chuẩn: hư, nhỏ, dẹp, bầm,…. Sẽ bị loại ra, đây chính là phế phẩm bởi vì chất lượng các quả nho này không đúng tiêu chuẩn để sản xuất xuất khẩu.

– Tổ chức, cá nhân sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến thực tế chất lượng sản phẩm được sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi có báo cáo quyết toán đúng theo quy định ngay tại khoản 2 điều 60 của thông tư này.

Đối với những sản phẩm xuất khẩu khi kết thúc năm tài chính nhưng vẫn chưa hề có bất kỳ sản phẩm nào hoàn chỉnh thì lúc này doanh nghiệp, đơn vị sẽ chưa cần nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán.

Ví dụ: Doanh nghiệp A nhận gia công tàu biển, xuất khẩu tàu biển với thời gian hoàn thành sản phẩm dự kiến trong vòng 2 năm thì khi đến năm tài chính thứ 2 doanh nghiệp A mới thực hiện việc nộp định mức thức tế gia công, xuất khẩu sản phẩm.

Nếu vật tư không thể xây dựng được theo định mức sản phẩm thì tổ chức, cá nhân cần lưu trữ những chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư, thể hiện ở báo cáo quyết toán về tình hình xuất – nhập – tồn kho của nguồn vật tư này.

Doanh nghiệp, đơn vị và cơ quan hải quan sẽ sử dụng định mức thực tế gia công, sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, không thu thuế, hoàn thuế hay khi cơ quan hải quan kiểm tra thông quan, thanh tra về chuyên ngành.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

gia công và sản xuất xuất khẩu 4
Hỏi đáp nghiệp vụ gia công và sản xuất xuất khẩu

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giúp các bạn biết được quy định về định mức gia công và sản xuất xuất khẩu. Bạn có thể tham gia vào các khóa học của Trung tâm để được giảng viên nhiều năm trong chuyên ngành giải đáp các vấn đề thắc mắc nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận