7 Lưu ý về sổ sách kế toán hộ kinh doanh

Đánh giá

Sổ sách kế toán hộ kinh doanh | Quy định về sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được đề cập tại Thông tư 88/2021/TT-BTC. Vậy đâu là những lưu ý mà kế toán cần khi thực hiện làm sổ sách kế toán hộ kinh doanh cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây

1. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng

– Các hóa đơn bán hàng đã phát hành có số hóa đơn.

– Doanh thu ghi nhận trên sổ bán hàng là doanh thu trước giảm thuế (Áp dụng cho kỳ có giảm thuế GTGT theo Nghị quyết QH) – nội dung này tùy quan điểm.

– So sánh đối chiếu doanh thu trên sổ S1 với doanh thu trên tờ khai thuế khớp nhau.

– Phụ lục giảm thuế xuất hiện trên kỳ kê khai thuộc thời gian có hiệu lực của chính sách giảm thuế (Quý 3, Quý 4/2023)

2. Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa

– Giá mua: đối với hóa đơn đầu vào khấu trừ của doanh nghiệp: Tiền thuế GTGT được tính vào giá mua của mặt hàng.

– Đối với Nguyên vật liệu, CCDC, Hàng hóa mua vào: Kiểm soát đầy đủ hóa đơn chứng từ đầu vào (Hóa đơn khấu trừ, hóa đơn bán hàng. Đối với hàng mua trực tiếp từ người nông dân nuôi trồng đánh bắt trực tiếp có thể xem xét lập Bảng kê 01)

sổ sách kế toán hộ kinh doanh 2
Lưu ý về sổ sách kế toán hộ kinh doanh

– Giá vốn xuất kho: Hộ kinh doanh lựa chọn 1 trong 2 phương pháp tính giá vốn: Bình quân cả kỳ hoặc Nhập trước xuất trước.

LƯU Ý: Việc chuyển phương pháp tính giá vốn:

  • Từ Nhập trước xuất trước sang Bình quân cả kỳ: Hoàn thành

  • Từ Bình quân cả kỳ sang Nhập trước xuất trước: Xem xét lại

>> Thực hiện việc tính giá vốn trước khi lên sổ sách kế toán và tờ khai thuế.

– Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa khớp số với phụ lục nhập xuất tồn theo từng mã hàng

– Phụ lục Nhập xuất tồn khi kê khai thuế chỉ có ý nghĩa sau khi đã thực hiện việc tính giá hàng xuất kho.

Nguyên tắc: Không được tồn âm đầu kỳ, cuối kỳ, thời điểm về mặt số lượng, số tiền

– Đối với phương pháp tính giá bình quân cả kỳ: Nếu trong kỳ các phiếu nhập có sự biến động giá chênh lệch nhau nhiều có thể xảy ra trường hợp tồn tiền âm thời điểm

3. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

– Phản ánh các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ như: điện, nước, viễn thông, thuê mặt bằng, kho bãi, nhân công,..

– Không phản ánh chi phí Nguyên vật liệu trên sổ S3

LƯU Ý: Giá trị trên sổ khớp với phần kê khai chi phí trên tờ khai thuế cuối kỳ

4. Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách NN

– Phản ánh số thuế GTGT, TNCN của hộ phải nộp và số đã nộp hàng quý

– Phản ánh số tiền lệ phí môn bài phải nộp, đã nộp trong năm của hộ (tùy thuộc thời gian khai báo và nộp của hộ mới thành lập hoặc quý I đối với hộ đã và đang hoạt động qua các năm)

LƯU Ý:

– Thực hiện việc kiểm tra các sổ sách, khớp số liệu giữa sổ sách với tờ khai thuế rồi mới nộp tờ khai

– Tờ khai sau khi nộp nếu phát hiện có sai sót có thể nộp bổ sung

5. Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động

– Hộ căn cứ vào quy mô, đặc thù ngành nghề hoạt động để khai báo chi phí tiền lương thuê lao động.

– Sổ theo dõi tiền lương phản ánh số tiền lương phải nộp, số đã chi trả

– Sổ theo dõi tiền lương có thể phản ánh các khoản trích theo lương của người lao động: BHXH, BHYT,… (nếu có)

LƯU Ý: Có thể phản ánh tiền lương chi tiết theo từng lao động hoặc số liệu tổng hợp trên sổ tiền lương.

6. Sổ quỹ tiền mặt

– Phản ánh số tiền mặt thu chi vào hoạt động của hộ kinh doanh

Nguyên tắc: Không có số tồn âm đầu kỳ, cuối kỳ và thời điểm trên sổ quỹ

– Trường hợp tiền tồn trên sổ sách quá nhiều: Có thể xử lý nghiệp vụ rút tiền mặt ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

7. Sổ tiền gửi ngân hàng

– Phản ánh số tiền ngân hàng trên tài khoản cá nhân của chủ hộ.

– Chỉ hạch toán các nghiệp vụ thu chi tiền ngân hàng vào hoạt động của hộ kinh doanh

Nguyên tắc: Không có số tồn âm đầu kỳ, cuối kỳ và thời điểm trên sổ quỹ ngân hàng

– Có thể đề nghị chủ hộ mở tài khoản cá nhân riêng chỉ dùng cho hoạt động của hộ để dễ dàng cho kế toán tra cứu thông tin ghi sổ và đối chiếu số dư giữa sổ sách kế toán và số dư trên tài khoản.

– Các khoản thanh toán tiền mua hàng cho người bán có giá trị lớn hơn hoặc bằng 20 triệu:

Không có quy định hộ kinh doanh phải chuyển khoản ngân hàng. Tuy nhiên hộ kinh doanh lưu ý với các khoản tiền có giá trị lớn:

  • Nếu trả bằng tiền mặt: Cần lấy phiếu thu tiền có ký đóng dấu từ đơn vị nhận tiền
  • Nên trả qua ngân hàng để lưu giao dịch trên hệ thống ngân hàng

8. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ sách kế toán hộ kinh doanh theo TT 88/2021/TT-BTC

TẢI VỀ : Các mẫu sổ sách kế toán hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

STT

Tên sổ kế toán

Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Mẫu số S1- HKD

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S2-HKD

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Mẫu số S3-HKD

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Mẫu số S4-HKD

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Mẫu số S5-HKD

6

Sổ quỹ tiền mặt

Mẫu số S6-HKD

7

Sổ tiền gửi ngân hàng

Mẫu số S7-HKD

Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Mong rằng trên đây là chia sẻ Kế Toán Việt Hưng về sổ sách kế toán hộ kinh doanh sẽ hữu ích cho các chủ kinh doanh đang hoạt động mô hình này & đừng quên Like Page để kịp thời cập nhật ưu đãi dành cho khóa học kế toán hộ kinh doanh!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận