11 lưu ý khi làm kế toán công ty sản xuất gỗ

Đánh giá

Kế toán công ty sản xuất gỗ có những điểm khác biệt nào so với các lĩnh vực khác? Khi làm kế toán tại doanh nghiệp này cần chú ý những điều gì? Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng để cùng đúc rút các kinh nghiệm làm việc hiệu quả.

Làm kế toán công ty sản xuất gỗ cần chú ý điều gì?

Về hồ sơ và hạch toán kế toán công ty sản xuất gỗ

1. Về doanh thu trong công ty sản xuất gỗ: 

1.1 Về hồ sơ:

– Hợp đồng bán gỗ

– Hóa đơn GTGT

– Phiếu xuất kho 

– Biên bản bàn giao 

– Biên bản kiểm định chất lượng sản phẩm

1.2 Về lưu ý hạch toán: 

Kế toán cần chi tiết doanh thu riêng cho từng loại trong công ty này cụ thể:

– TK 5111: Doanh thu thành phẩm

+ Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131

     Có TK 5112.

     Có TK 3331

– Cách tạo mã thành phẩm:

Các thành phẩm: Gỗ keo xẻ loại A, B, C, gỗ keo xẻ ván, gỗ keo xẻ FSC 100%, thành phẩm củi phế liệu…

+ Tạo mã thành phẩm: 

Tạo thành phẩm trên Misa để thực hiện hạch toán

2. Về nguyên vật liệu: 

2.1 Về hồ sơ:

– Nếu mua của doanh nghiệp:

+ Hợp đồng mua bán gỗ

+ Hóa đơn GTGT đầu vào 

+ Phiếu nhập kho nguyên vật liệu

+ Hóa đơn 

+ Chứng từ thanh toán

+ Biên bản giao hàng và giấy kiểm định chất lượng gỗ

– Nếu mua của cá nhân cần có

+ Hợp đồng mua bán gỗ

+ Bảng kê chi tiết

+ Chứng từ thanh toán nên làm bảng kê mỗi lần dưới 20 triệu đồng

+ Biên bản giao nhận hàng hóa

+ Phiếu nhập kho hàng hóa (nếu mua gỗ về để bán), nguyên vật liệu (Nếu mua gỗ về để sản xuất)

+ Nếu mua gỗ trực tiếp của người dân thì phải có bảng kê lâm sản, và ng dân đó dc cấp giấy phép khi khai thác gỗ.

2.2 Về hạch toán về nhập xuất NVL 

– Khi mua nguyên vật liệu về nhập kho 

+ Nợ TK 152

Nợ TK 1331

     Có TK 331

Nguyên vật liệu chính trong công ty sản xuất gỗ là gỗ keo tròn các loại 

Lưu ý khi hạch toán kế toán công ty sản xuất gỗ
Lưu ý khi hạch toán kế toán công ty sản xuất gỗ

– Khi xuất NVL cho vào sản xuất

Nợ TK 621: Theo Thông tư 200

Nợ TK 154: Theo Thông tư 133

     Có TK 152

Về định mức nguyên vật liệu trên thực tế: 1,7 m3 gỗ tròn được 1m3 gỗ keo xẻ thành phẩm. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp để cân đối giá thành.

Nguyên vật liệu trong công ty sản xuất gỗ chiếm 60% giá thành công ty sản xuất gỗ

3. Về Công cụ dụng cụ trong công ty sản xuất gỗ

3.1 Hồ sơ: 

– Hợp đồng mua CCDC 

– Hóa đơn mua CCDC

– Biên bản bàn giao Công cụ dụng cụ 

– Các CCDC bên công ty sản xuất gỗ như: Máy bào, máy cưa, máy cắt có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng.

3.2 Về mặt hạch toán: 

+ Với CCDC mua về cho Sản xuất gỗ là những CCDC có giá trị lớn, số lượng vừa đủ để sử dụng sẽ hạch toán thẳng vào 242

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

     Có TK 331, 111

+ Khi phân bổ CCDC vào chi phí vào quản lý cho bộ phận quản lý 

Nợ TK 6422 (Theo Thông tư 133), Nợ TK 6423 (Theo Thông tư 200)

     Có TK 242: giảm giá trị phân bổ

+ Khi phân bổ CCDC vào chi phí cho bộ phận Sản xuất gỗ – Sản xuất gỗ

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133), Nợ TK 6273 (Theo Thông tư 200)

     Có TK 242

– Hồ sơ mua công cụ dụng cụ:

+ Hợp đồng mua CCDC

+ Hóa đơn mua CCDC

+ Phiếu nhập kho mua CCDC

+ Chứng từ thanh toán 

4. Về Tài sản cố định trong công ty sản xuất gỗ: 

4.1 Về hồ sơ:

– Hợp đồng mua TSCĐ (chắc chắn phải có vì giá trị TSCĐ là từ 30.000.000đ trở lên yêu cầu cần có hợp đồng)

– Biên bản bàn giao TSCĐ

– Hóa đơn mua TSCĐ

– Thanh lý hợp đồng mua TSCĐ

– Biên bản nghiệm thu lắp đặt: Chú ý ngày mua và ngày nghiệp thu khác nhau thì thời điểm trích khấu hao là ngày nghiệm thu TSCĐ.

4.2 Về mặt hạch toán TSCĐ 

– Mua TSCĐ 

Nợ TK 211 (1,2,3) tùy thuộc TSCĐ là máy móc hay phương tiện vận tải…

Nợ TK 1332

     Có TK 331

– Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí quản lý DN 

+ Nợ TK 6422

     Có TK 214

– Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí giá thành của thành phẩm sản xuất

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133), Nợ TK 6274

     Có TK 214

5. Về Chi phí chung khác trong công ty sản xuất gỗ: 

– Chi phí quản lý:

Nợ TK 6422 (Theo Thông tư 133) Nợ TK 6428 (Theo Thông tư 200)

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 331

– Chi phí trực tiếp sản xuất kinh doanh 

Các chi phí chung trong công ty sản xuất gỗ gồm: Chi phí tiếp khách, chi phí bảo hộ, chi phí xăng dầu…

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133), Nợ TK 6278 (Theo Thông tư 200)

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 331

==> Chi phí sản xuất chung chiếm 10% trong tổng giá thành công ty sản xuất gỗ

6. Về nhân công trong công ty sản xuất gỗ:  

6.1 Về hồ sơ nhân công trong Sản xuất gỗ:

– Hồ sơ lương gồm có:

+ Sơ yếu lý lịch + Giấy tờ + đơn xin việc => Hồ sơ nhân sự có dấu của địa phương nhân viên

– Về hồ sơ lương cần chuẩn bị gồm các nội dung:

+ Quy chế lương: Bám sát quy chế lương thưởng để xây dựng bảng lương cho Sản xuất gỗ 

+ Giấy ủy quyền đại diện 1 nhân viên nhận thay lương cho cả Tổ sản xuất.

+ Bảng chấm công 

+ Bảng lương chia ra 3 bộ phận: quản lý – Sản xuất

+ Hợp đồng lao động

+ Hồ sơ nhân công, hợp đồng cộng tác viên

+ Mẫu 02/CK-TNCN nếu cá nhân cam kết năm 2021 trở về trước theo thông tư 92/2015/TT-BTC 

+ Mẫu 08/CK-TNCN (Theo Thông tư 80/2021 áp dụng cho năm 2022).

6.2 Về hạch toán lương trong công ty Sản xuất gỗ.

+ Trích lương phải trả 

Nợ TK 642: Lương cho quản lý

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133), nợ TK 622 (Theo Thông tư 200) – Lương của NC bên Sản xuất gỗ 

     Có TK 334:

==> Tiền lương trong Sản xuất gỗ chiếm 30% trong tổng giá thành sản phẩm gỗ.

Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ những kinh nghiệm làm kế toán công ty sản xuất gỗ được tổng hợp từ giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Mỗi doanh nghiệp với lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc thù riêng, do đó cách xử lý nghiệp vụ cũng khác nhau. Để không bỡ ngỡ khi làm kế toán công ty sản xuất gỗ, mời bạn tham khảo ngay khóa học kế toán của chúng tôi. Hoặc liên hệ fanpage để nhận tư vấn chuyên sâu!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hạnh Huỳnh
Hạnh Huỳnh
Bình chọn :
     

Vậy trong sản xuất mình thu được bột cưa, gỗ tạp cty vẫn bán và xuất hoá đơn thì mình định khoản sao và định mức các loại này ntn ạ? E cảm ơn nhiều ạ

AdminKTVH
AdminKTVH
Trả lời  Hạnh Huỳnh

Trong quá trình sản xuất gỗ doanh nghiệp thu được bột cưa và gỗ tạp, như vậy có thể hiểu đây là các phế liệu thu được từ sản xuất. Và với các phế liệu từ sản xuất thì không có định mức, hạch toán bạn ghi nhận doanh thu vào TK 711 nhé!