Hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp

Hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp sẽ được kế toán Việt Hưng chia sẻ đến bạn đọc. Bao gồm: nội dung, mẫu chứng từ, hệ thống biểu mẫu, lập, ký chứng từ kế toán,… theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC đổi mới thay cho Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp đã có sự linh hoạt và nới lỏng yêu cầu hơn trước.

 

hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp
Hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

1. Căn cứ quy định chứng từ kế toán theo TT107

– Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.

– Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác, đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.

– Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

– Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

2. Áp dụng trong các trường hợp

– Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên & chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành
– Tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị hành chính, sự nghiệp)
– Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
=> Nếu thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc có tiếp nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài hoặc có nguồn phí được khấu trừ, để lại thì phải lập báo cáo quyết toán quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư này.

3. 10 loại danh mục hệ thống tài khoản kế toán

a. Về tài khoản kế toán

Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước.

Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.

Ghi nhận các khoản mục:
– Ghi nhận nguồn vốn: Chế độ kế toán HCSN cũ quy định số thu được ghi thẳng tăng nguồn vốn. Tuy nhiên, quy định mới tương đồng với CMKT công quốc tế là phải bù trừ giữa thu và chi, số chênh lệch mới được ghi tăng nguồn vốn.
– Thặng dư, thâm hụt: Đổi mới trong quy định ghi nhận thu – chi ngân sách của chế độ kế toán HCSN Việt Nam, có tính thặng dư thâm hụt của các hoạt động hành chính, sự nghiệp;  hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạt động khác, gần sát với CMKT công quốc tế (IPSAS 3) tính thặng dư thâm hụt trong hoạt động thông thường, hoạt động bất thường.
– Hàng tồn kho: Thông tư số 107/2017/TT-BTC quy định như CMKT công quốc tế (IPSAS 12) là giá trị hàng tồn kho chỉ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ cho phù hợp với doanh thu được ghi nhận. Khác với chế độ kế toán cũ, giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã mua chưa sử dụng hết cũng được tính hết vào chi phí trong kỳ và được quyết toán tại thời điểm cuối năm tài chính.
– Về xây dựng cơ bản dở dang: Thông tư số 107/2017/TT-BTC cũng quy định như CMKT công quốc tế (IPSAS 11) chi phí được công nhận là chi phí trong kỳ cho phù hợp với khối lượng công việc hoàn thành. So với quy định trước đây, cuối năm giá trị xây dựng cơ bản dở dang được tính vào chi phí và quyết toán ngay trong kỳ.
– Về tài sản cố định (TSCĐ): Quy định mới của kế toán HCSN hạch toán khấu hao TSCĐ hàng năm tính vào chi phí trong kỳ giống với quy định CMKT công quốc tế (IPSAS 17). Khác với quy định cũ, khi mua sắm TSCĐ ghi nhận toàn bộ giá trị tài sản vào chi phí trong kỳ, hạch toán hao mòn TSCĐ hàng năm ghi giảm nguồn hình thành TSCĐ.

10 loại danh mục tài khoản kế toán Phụ lục số 02: DOWNLOAD

b. Về danh mục BCTC

Đơn vị HCSN lập 2 phân hệ báo cáo theo mục tiêu sử dụng thông tin bao gồm:
BCTC gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính – Báo cáo kết quả hoạt động – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Thuyết minh BCTC
Báo cáo quyết toán gồm 5 báo cáo: Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ để lại Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình dự án Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính Thuyết minh báo cáo quyết toán

c. Chứng từ kế toán trên hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp

Căn cứ theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp gồm 2 loại.
Loại 1: Chứng từ bắt buộc: Đây là những chứng từ đã có mẫu được quy định trong Thông tư số 107, yêu cầu các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện, không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ. Những chứng từ bắt buộc có thể kể đến như phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền.
Loại 2: Chứng từ tự thiết kế: Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, các mẫu chứng từ tự thiết kế cũng phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu được quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.

4. Các mẫu hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp

hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp
STTTÊN CHỨNG TỪSỐ HIỆUTẢI VỀ
1Phiếu thuC40-BBDOWNLOAD
2Phiếu chiC41-BBDOWNLOAD
3Giấy đề nghị thanh toán tạm ứngC42-BBDOWNLOAD
4Biên lai thu tiềnC45-BBDOWNLOAD

Trên đây là toàn bộ các thông tin về hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc hiểu thêm về hệ thống chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp. Chúc bạn thành công!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...