Trường học ngoài công lập ngày càng phổ biến hiện nay khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu giáo dục rất lớn. Từ đó đem đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn kế toán viên yêu thích môi trường giáo dục. Kế toán trường học là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thu – chi ngân sách, nhận rút dự toán. Vậy chế độ kế toán trường học ngoài công lập có những gì khác biệt cần lưu ý. Theo dõi bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng nhé.
Chế độ kế toán & chính sách thuế với kế toán ngoài công lập
1. Thông tư 140 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngoài công lập
a. Những quy định khác về kế toán không quy định trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư này được thực hiện theo Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính. b. Nội dung công khai Tình hình hoạt động và tình hình tài chính, bao gồm các nội dung: – Công khai mức thu phí, lệ phí; – Công khai mức hỗ trợ và số tiền NSNN hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập; – Công khai các khoản đóng góp cho NSNN của cơ sở ngoài công lập; – Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; – Trích lập và sử dụng các quỹ; – Kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ và các hoạt động khác; – Thu nhập của người lao động; – Các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Hình thức và thời hạn công khai Việc công khai được thực hiện theo các hình thức: – Phát hành ấn phẩm; – Thông báo bằng văn bản; – Niêm yết; – Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Các cơ sở ngoài công lập phải công khai hàng năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. c. Trách nhiệm công khai: Hội đồng quản trị, Hội đồng trường hoặc Thủ trưởng (Đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của đơn vị mình.
|
2. Hiểu về đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Theo Điều 9 Luật Viên chức – Luật 58/QH12 của Quốc hội: Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Theo Điều 2 Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính Phủ: Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học – công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
3. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập có các đặc điểm cơ bản sau:
– Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định về ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn và chịu sự điều tiết của cơ quan quản lý cấp trên.
– Sử dụng tài sản công như là một yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ công cung ứng cho các đối tượng sử dụng.
– Hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. Sự tồn tại của các đơn vị sự nghiệp có thu thể hiện vai trò của nhà nước trong việc duy trì và hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Với các sản phẩm, dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hóa…
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có các đặc điểm cơ bản sau:
Là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Không lấy vốn, tài sản, kinh phí của Nhà nước để đầu tư cho các cơ sở dân lập.
Do đặc thù Trường ngoài công lập và hoạt động kinh doanh dịch vụ lĩnh vực đào tạo nên mọi hoạt động của nhà trường như một doanh nghiệp dịch vụ từ đó chế độ kế toán sẽ bị chi phối và ảnh hưởng rất lớn như chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán đều theo sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.
4. Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp Ngoài công lập
4.1 Khái niệm
Tổ chức công tác kế toán là một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống thông tin kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán, … nhằm thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin tài chính trung thực, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả.
4.2. Vai trò
Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ tài sản, nguồn vốn, tiền quỹ, công nợ, các khoản thu, chi hoạt động và kết quả tài chính của đơn vị;
Chỉ tiêu kế toán phản ánh phải thống nhất với công tác lập kế hoạch thu, kế hoạch chi hoạt động về nội dung và phương pháp tính toán;
Số liệu Báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho thành viên góp vốn và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình tài chính của đơn vị;
Công tác kế toán trong đơn vị phải tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
4.3. Yêu cầu, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp Ngoài công lập
a. Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý thì tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Yêu cầu pháp lý: Khi tổ chức công tác kế toán cần phải xem xét đến việc tuân thủ luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, các quy định, thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, các văn bản pháp quy khác có liên quan đến hoạt động của đơn vị. Do vậy, đơn vị cần nắm vững hệ thống văn bản pháp quy và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này.
– Yêu cầu về quản lý: Yêu cầu về quản lý của đơn vị thường đa dạng và không giống nhau, do đó khi tổ chức công tác kế toán cần nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về quản lý để xây dựng hệ thống kế toán cho phù hợp.
4.4 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Để tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý thì việc tổ chức công tác kế toán phải thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:
– Tổ chức công tác kế toán phải đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước ban hành và phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đồng thời để đảm bảo cho việc tổ chức công tác kế toán không vi phạm những nguyên tắc, chế độ quy định của Nhà Nước và thực hiện các chức năng của kế toán, góp phần tăng cường quản lý kinh tế tài chính, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà Nước đối với các đơn vị thì yêu cầu các đơn vị phải tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà Nước trong từng thời kỳ.
– Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quản lý của đơn vị. Mỗi một đơn vị đều có những đặc điểm, điều kiện riêng của mình, do đó mỗi một đơn vị đều có mô hình công tác kế toán riêng và không có mô hình chung nào cho tất cả các đơn vị. Trường muốn tổ chức tốt công tác kế toán của mình thì phải dựa vào các điều kiện sẵn có của mình, đó là qui mô của đơn vị, tính chất hoạt động, trình độ nhân viên kế toán, sự phân cấp quản lý trong đơn vị.
– Tổ chức công tác kế toán trong Trường phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các đơn vị. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán để làm sao cho chất lượng công tác kế toán đạt được tốt nhất với chi phí thấp nhất.Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo kết hợp tốt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau về đối tượng sử dụng thông tin, đặc điểm thông tin, phạm vi thông tin.đồng thời giữa chúng cũng có những điểm giống nhau như đều dựa trên cùng một cơ sở hạch toán ban đầu, đều thu thập, xử lý thông tin kinh tế của đơn vị. Vì thế khi tổ chức công tác kế toán cần phải kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị để cho hai loại kế toán cùng phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
5. Ví dụ thực tế cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trường học ngoài công lập
⇒ Tuy đã xây dựng quy chế làm việc và quy định cụ thể về phân công nhiệm vụ, các phần hành kế toán thực hiện, thời gian làm việc, quyền hạn và trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên trong phòng kế toán nhưng do khối lượng công việc nhiều, nhân lực kế toán ít nên công tác kế toán nhiều lúc dồn vào cuối quí, cuối năm, gây áp lực lớn cho cán bộ kế toán của Trường.
Bộ máy kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội được tổ chức gọn nhẹ kết hợp kế toán và tài vụ, thực hiện chức năng cung cấp thông tin và tham mưu cho hiệu trưởng trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, quản lý tập trung các nguồn vốn góp, quỹ, các nguồn thu khác…
Phòng Tài chính – Kế toán tại trường Cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội hiện có 7 người, đều đã tốt nghiệp đại học trở lên. Phòng Tài chính – Kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường.
– Kế toán trưởng trường học: bao quát và điều hành chung toàn bộ công việc. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng điều hành mọi công việc của phòng, có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. Làm việc với các cơ quan chức năng chuyên môn trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất. Phân tích tình hình tài chính kinh tế của Nhà trường phục vụ nhu cầu quản lý.
– Kế toán trường học tổng hợp: Tổng hợp và lập báo cáo kế toán từ những kế toán chi tiết, báo cáo thuế và các báo cáo khác. Kế toán tổng hợp chỉ đạo trực tiếp việc hạch toán, đối chiếu sổ sách, tiếp nhận và xử lý báo cáo của các kế toán chi tiết, định kỳ lập các báo cáo tài chính phục vụ việc quyết toán kinh phí của nhà trường. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp và lập dự toán của toàn trường và là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành việc sử dụng phần mềm kế toán.
– Kế toán trường học vật tư, tài sản cố định:
Trên đây là chế độ kế toán trường học và chính sách thuế đối với kế toán ngoài công lập mà bạn cần lưu ý. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage để được tư vấn đăng ký khóa học phù hợp giúp bạn làm thành thạo nghiệp vụ nhé. Chúc các bạn thành công!