Dưới đây là bài viết của Kế toán Việt Hưng về nghiệp vụ thanh toán đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị HCSN. Cùng đón xem bài viết phía dưới đây cùng tìm hiểu cách hạch toán ra sao nhé.
Chi về quỹ tiền lương cho CBCNV, học bổng cho học sinh, sinh viên, phụ cấp cho hạ sĩ quan chiến sĩ, lương hưu cho cán bộ nghỉ hưu… trong các đơn vị HCSN là khoản chi thường xuyên cơ bản trong toàn bộ các khoản chi tiêu chủ yếu bằng tiền mặt và có liên quan đến nhiều chính sách chế độ kinh phí. Do đó, khi kế toán thanh toán lương cho CBNV và các đối tượng khác, cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về quản lý tiền lương và quản lý tiền mặt.
Ngoài chế độ tiền lương, công chức còn được hưởng chế độ BHXH theo quy định và các khoản chi trả trực tiếp khác.
1. Tài khoản 334 – Phải trả công chức, viên chức
Dùng để phản ánh tình hình thanh toán với công chức, viên chức trong đơn vị HCSN về tiền lương và các khoản phải trả khác.
Kết cấu:
Bên Nợ:
– Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác đã trả cho công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
– Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công chức, viên chức và người lao động
Bên Có:
Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công chức, viên chức và người lao động
Số dư bên Có: Các khoản còn phải trả công chức, viên chức và người lao động
2. Tài khoản 335 – Phải trả các đối tượng khác
Dùng phản ánh tình hình thanh toán với các đối tượng khác trong đơn vị ngoài số tiền viên chức nhà nước về các khoản như: Học bổng, sinh hoạt phí trả cho sinh viên, học sinh, tiền trợ cấp thanh toán với các đối tượng hưởng chính sách chế độ.
Kết cấu:
Bên Nợ:
– Các khoản học bổng, sinh hoạt phi, và các khoản khác đã trả cho các đối tượng khác của đơn vị.
– Các khoản đã khấu trừ vào sinh hoạt phí, học bổng của các đối tượng khác.
Bên Có:
– Số sinh hoạt phí, học bổng và các khoản khác phải trả cho các đối tượng khác.
– Kết chuyển số đã chi trả trợ cấp cho người có công theo chế độ tính vào chi hoạt động
Số dư bên Có: Các khoản còn phải trả cho các đối tượng khác trong đơn vị
3. Hạch toán kế toán thanh toán CBCNV
(1) Tính tiền lương, học bổng, sinh hoạt phí phải trả cho cán bộ, viên chức, học sinh và các đối tượng khác phát sinh trong kỳ ghi:
Nợ TK 635: Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 661: chi hoạt động
Nợ TK 662: Chi dự án
Nợ TK 241: XDCB dở dang
Có TK 334: Phải trả viên chức.
Có TK 335- Phải trả các đối tượng khác
(2) Thanh toán tiền lương, tiền thưởng, học bổng, sinh hoạt phí cho cán bộ, viên chức, ghi.
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Nợ TK 335- Phải trả các đối tượng khác
Có TK 111: Tiền mặt (trả tại đơn vị)
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (kho bạc chi trả trực tiếp)
(3) Các khoản tiền tạm ứng, bồi thường được khấu trừ vào lương, sinh hoạt phí, học bổng, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức.
Nợ TK 335- Phải trả các đối tượng khác
Có TK 312: Tạm ứng
Có TK 311 (3118): Các khoản phải thu
(4) Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức và đối tượng khác, ghi
– Phản ánh số trích quỹ để thưởng
Nợ TK 431: Quỹ cơ quan
Có TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 335- Phải trả các đối tượng khác
– Khi chi thưởng cho viên chức và đối tượng khác, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Nợ TK 335- Phải trả các đối tượng khác
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 531: Sản phẩm, hàng hóa (nếu được trả bằng hiện vật)
(5) Số BHXH, BHYT viên chức phải nộp, tính trừ vào lượng, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 332 (3321, 3322) Các khoản phải nộp theo lương
(6) Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 332 (3321): Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334: Phải trả viên chức
(7) Đối với các đơn vị chi trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách, khi chi trả, ghi
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 111: Tiền mặt
Cuối kỳ, sau khi chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi phí hoạt động, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 334: Phải trả viên chức
(8) Các khoản thu nhập tăng thêm phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động từ chênh lệch thu chi của người lao động, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 334: Phải trả viên chức
(9) Trường hợp đơn vị trả lương, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 531: thu hoạt động SXKD ( theo giá bán chưa thuế)
Có TK 3331: Các khoản phải nộp nhà nước
– Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương trực tiếp.
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 531: thu hoạt động SXKD ( ghi tổng giá thanh toán)
– Cả hai trường hợp trên khi xuất sản phẩm, hàng hoá để trả lương, ghi:
Nợ TK 531: thu hoạt động SXKD
Có TK 155: sản phẩm, hàng hoá
4. Hạch toán kế toán thanh toán các khoản nộp theo lương CBCNV
Chi về quỹ tiền lương cho cán bộ công nhân viên, học bổng cho học sinh, sinh viên, phụ cấp cho hạ sĩ quan, chiến sĩ, lương hưu cho cán bộ nghỉ hưu… trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là khoản chi thường xuyên, cơ bản trong toàn bộ các khoản chi tiêu chủ yếu và có liên quan đến nhiều chế độ, chính sách kinh phí. Do đó, khi kế toán thanh toán lương và các khoản thu nhập cá nhân khác cho cán bộ công nhân viên, các khoản thu chế độ chính sách cho các đối tượng khác, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về quản lý các khoản chi cho con người và quản lý tiền. Ngoài chế độ tiền lương, công chức còn được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định và các khoản chi trả trực tiếp khác.
Theo chế độ hiện hành, các khoản phải nộp theo lương tại đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm các khoản sau: kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
- Quỹ bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.
- Quỹ kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Theo Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với đối tượng lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động.
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.
4.1 Chứng từ kế toán nộp theo lương
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Xác nhận số ngày được nghỉ do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm … của người lao động, làm căn cứ tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định.
- Trường hợp người lao động bị ốm hoặc nghỉ do con ốm, được nghỉ theo chế độ quy định, cần phải có chứng từ xác nhận tình trạng ốm của người lao động do bệnh viện hoặc nơi khám, điều trị thực tế xác nhận cung cấp, số ngày nghỉ thực tế theo chế độ được ghi và y bạ của người lao động để y tế cơ quan lập Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
- Chứng từ này là căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH.
- Kế toán có thể lập bảng này cho từng phòng, ban, bộ phận hoặc toàn đơn vị trong đã kê khai những người được hưởng trợ cấp BHXH và từng khoản BHXH phải thanh toán thay lương cho người lao động.
4.2 Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán
TK 334 – “Phải trả viên chức”: được sử dụng để theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản khác với công chức, viên chức trong đơn vị.
KẾT CẤU:
Bên Nợ
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, sinh hoạt phí, học bổng của công nhân viên và các đối tượng khác trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Tiền lương và các khoản khác đã trả cho công nhân viên và các đối tượng khác.
Bên Có: Tiền lương và các khoản khác phải trả cho công nhân viên và các đối tượng khác.
– Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên và các đối tượng khác.
– Dư Có: Số tiền lương và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên và đối tượng khác.
TK 334 có 2 tài khoản cấp 2:
– TK 3341 – “Phải trả công chức, viên chức”: Phản ánh các khoản phải trả cán bộ, công chức, viên chức là các đối tượng thuộc danh sách tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– TK 3348 – “Phải trả người lao động khác”: Phản ánh các khoản phải trả người lao động khác là các đối tượng không thuộc danh sách tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– TK 332 “Các khoản phải nộp theo lương”: Phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản trích theo lương tại đơn vị.
KẾT CẤU:
Bên Nợ
- Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã nộp.
- Bảo hiểm xã hội trả trực tiếp cho các đối tượng trong đơn vị.
Bên Có
– Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo lương.
– Số tiền bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm cấp để chi trả cho các đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội tại đơn vị.
Dư Có: Số còn phải nộp cơ quan quản lý quỹ.
Dư Nợ (nếu có): Nộp thừa hoặc vượt chi chưa được cấp bù.
TK 332 có các tài khoản chi tiết:
– TK 3321 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích lập, nộp và chi trả bảo hiểm xã hội.
– TK 3322 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích lập, nộp và chi trả bảo hiểm y tế tại đơn vị.
– TK 3323 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích lập, nộp và sử dụng kinh phí công đoàn.
– TK 3324 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích lập, nộp và sử dụng bảo hiểm thất nghiệp.
4.3 Nghiệp vụ hạch toán
- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào các khoản chi, ghi:
Nợ TK 611 – Chi hoạt động
Nợ TK 662 – Chi dự án
Nợ TK 631 – Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK: 3321, 3322, 3323 – Các khoản phải nộp theo lương
- Tính số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công chức, viên chức phải nộp vào tiền lương tháng, ghi:
Nợ TK 334 – phải trả viên chức
Có TK 332, (3321, 3322 Các khoản phải nộp theo lương
- Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, KPCĐ hoặc mua thẻ BHYT, ghi:
Nợ TK 332 (TK 3321, 3322, 3323): Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động (rút dự toán kinh phí nộp BHXH, BHYT)
- Trường hợp nộp thẳng khi rút dự toán kinh phí thì ghi
Có TK 008: dự toán chi hoạt động
Có TK 009: dự toán chi chương trinh, dự án
- Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho đơn vị để trả cho các đối tượng hưởng BHXH, ghi:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321)
- Khi nhận giấy phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp, ghi:
Nợ TK 3118: Các khoản phải thu (chờ xử lý phạt nộp chậm)
Nợ TK 661: Chi hoạt động (chi hoạt động nếu được phép ghi chi)
Có TK 3321: Các khoản phải nộp theo lương
- BHXH phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3321)
Có TK 334: Phải trả viên chức
- Khi chi trả BHXH cho viên chức trong đơn vị, ghi
Nợ TK 334: Phải trả viên chức
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Trường hợp tiếp nhận KPCĐ do cơ quan công đoàn cấp trên cấp, ghi:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3323)
- Khi chi tiêu KPCĐ cho các hoạt động công đoàn tại cơ sở, ghi:
Nợ TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương (3323)
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Hy vọng những thông tin phía trên về kế toán thanh toán sẽ hữu ích cho các bạn nhà kế – Nếu có thắc mắc nào liê quan đến Khoá học kế toán Online hãy liên hệ với Kế toán Việt Hưng ngay nhé! Cảm ơn bạn đọc đã đón xem…