Doanh nghiệp mới thành lập có phát sinh kế toán cần làm gì?

Doanh nghiệp mới thành lập | Đối với doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần thực hiện rất nhiều công việc để chuẩn bị, xây dựng công tác tổ chức bộ máy kế toán đầy đủ, chính xác, chuẩn chỉnh nhất. Bài viết hôm nay, Kế toán Hưng Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu các công việc đó là gì nhé.

1. Thiết lập hệ thống kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập

Bước 1: Xác định doanh nghiệp mình thuộc đối tượng nào? Doanh nghiệp lớn hay Doanh nghiệp nhỏ và vừa để áp dụng chế độ kế toán cho phù hợp

Bước 2: Xác định hình thức sổ sách kế toán áp dụng (phổ biến nhất là hình thức nhật ký chung)

Bước 3: Tìm phần mềm kế toán cho phù hợp hoặc sử dụng các phần mềm kế toán trên excel được chia sẻ trên diễn đàn phù hợp với Doanh nghiệp

Bước 4: Làm công văn gửi lên cơ quan thuế về việc đăng ký hình thức sổ sách, chế độ kế toán áp dụng, phương pháp khấu hao gửi lên cơ quan thuế chủ quản (tùy cơ quan thuế chủ quản mà cài này cần phải làm hay không)

Bước 5: Tiến hành cập nhật nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bước 6: Tải phần mềm hỗ trợ kê khai thuế mới nhất về tiến hành cập nhật số liệu.

Bước 7: Mua hoá đơn điện tử

Bước 8: Nộp các khoản thuế đầu tiên như thuế môn bài chẳng hạn

Bước 9: Đăng ký Mã số thuế cá nhân cho người lao động

Bước 10: Đăng ký bảo hiểm cho người lao động

Bước 11: Mở tài khoản ngân hàng để giao dịch cho công ty

Bước 12: Rà soát lại các thủ tục trên và thực hiện cho đúng kế hoạch.

2. Đầu công việc kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập có phát sinh

– Tiếp nhận giấy phép đăng ký kinh doanh

– Căn cứ vào GPĐKKD xác định mức vốn môn bài thể hiện trên vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký để hạch toán và nộp thuế môn bài

– Căn cứ vào chứng từ mở tài khoản ngân hàng để hạch toán số liệu kế toán ngân hàng

– Tiếp nhận, phân loại, kiểm tra, xử lý tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ các chứng từ kế toán trước khi hạch toán

– Sắp xếp theo trình tự ngày tháng chứng từ, hạch toán, định khoản chi tiết cho từng nghiệp vụ, từng yếu tố và vụ việc kế toán phát sinh

– Hạch toán chứng từ mua hàng

– Hạch toán chứng từ bán hàng

– Hạch toán chứng từ ngân hàng và phí ngân hàng

– Hạch toán các chi phí văn phòng

– Hạch toán các nghiệp vụ mua công cụ dụng cụ đồng thời trích lập và tính chi phí trả trước

– Hạch toán các nghiệp vụ mua tài sản cố định đồng thời trích lập và tính chi phí khấu hao.

CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM CUỐI THÁNG

– Hạch toán chi phí trả trước

– Hạch toán chi phí khấu hao

– Lập bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho cuối kỳ, tính giá vốn xuất kho và cập nhật giá vốn xuất kho

– Lập bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán, đối chiếu công nợ cuối kỳ

– Lập bảng chấm công, tính tổng công

– Tính lương và trích bảo hiểm, tính thuế thu nhập cá nhân và hạch toán tiền lương

CÁC CÔNG VIỆC CẦN THEO DÕI KHÁC

– Hạch toán các bút toán phân bổ cuối kỳ

– Tập hợp Doanh thu, Chi phí xác định, xác định kết quả kinh doanh

– Hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

– Lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản…

– Lập Báo cáo tài chính

– Lập và in sổ sách kế toán cuối kỳ

doanh nghiệp mới thành lập 3
Doanh nghiệp mới thành lập chưa có phát sinh về lương trả nhân viên

3. Một số lỗi kế toán thường mắc phải đối với doanh nghiệp mới thành lập

Về Thuế môn bài, kê khai tờ khai môn bài:

(1) Doanh nghiệp thành lập năm mới được miễn thuế môn bài năm mới

(2) Doanh nghiệp Thành lập năm mới có địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh thành lập mới trong năm mới cũng được miễn thuế môn bài

(3) Có tăng – giảm vốn điều lệ trong năm mới: Phải nộp lại tờ khai môn bài

→ Ví dụ với 3 trường hợp này sẽ khai thuế môn bài trước 31/01/2023 (khi doanh nghiệp mới thành lập năm 2022)

(4) Ví dụ Công ty mẹ thành lập từ 2021 trở về trước: Khi lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện phải khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài. Thời hạn khai thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập

→ Giám đốc công ty nhắc kế toán kê khai nếu công ty có tăng giảm vốn, lập địa điểm, chi nhánh mới

Về Khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng cổ phần

Phải kê khai thuế thu nhập cá nhân từ chuyển vốn trong 10 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực

– Công ty TNHH chuyển vốn ngang giá: Không mất tiền thuế tncn. Tuy nhiên, vẫn phải khai thuế TNCN

– Công ty TNHH Chuyển cổ phần: Nộp 0.1%x giá trị chuyển nhượng.

Ví dụ giá trị chuyển nhượng là 1 tỷ thì nộp 1 triệu tiền thuế TNCN

→ Nếu không kê khai thuế TNCN từ hoạt động động chuyển vốn, chuyển cổ phần này, Sau này CÔNG TY sẽ bị thuế phạt (Thuế không phạt cá nhân chuyển nhượng)

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp mới thành lập cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

doanh nghiệp mới thành lập 2
Hỏi – đáp doanh nghiệp mới thành lập

Trên đây là một số công việc kế toán doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện mà Kế toán Hưng Việt muốn chia sẻ tới các bạn độc giả. Đừng quên Like Fanpage của chúng tôi để cập nhật mã giảm học phí dành cho các khóa học kế toán tổng hợp dành cho Doanh nghiệp & HCSN công lập bạn nhé. Chúc các bạn thành công! 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...