Các bút toán kết chuyển cuối năm tài chính | Cuối các kì kế toán tháng, quý, năm, kế toán viên cần thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trong kì kế toán. Đây là bước quan trọng hàng đầu để xác định kết quả lãi, lỗ và lập Báo cáo kết quả kinh doanh chính xác hoàn thành một bộ Báo cáo tài chính. Vậy các bút toán kết chuyển cuối năm gồm những gì và được hạch toán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Kế toán Việt Hưng trong bài viết ngay dưới đây.
Theo Thông tư 200 và Thông tư 133, các bút toán kết chuyển cuối kì gồm hạch toán kết chuyển thuế GTGT, kết chuyển lãi lỗ, doanh thu, chi phí, giá vốn,…
15 các bút toán kết chuyển cuối năm tài chính
1. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước , ghi :
Trường hợp 01:
TK 4212 có số dư Có ( lãi ) – DN lãi :
Nợ TK 4212
Có TK 4211
Trường hợp 02:
TK 4212 có số dư Nợ( lỗ ) – DN lỗ :
Nợ TK 4211
Có TK 4212
2. Hạch toán chi phí trả trước
Dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước 242 và xác định chi phí phân bổ đó sử dụng cho bộ phận nào, kế toán sẽ hạch toán chi phí theo bộ phận sử dụng:
Nợ 627, 641,642,154 – Giá trị phân bổ trong kì.
Có 242 – Tổng giá trị phân bổ trong kì.
3. Trích khấu hao TSCĐ
Cuối tháng, dựa vào bảng khấu hao TSCĐ, theo bộ phận sử dụng TSCĐ, kế toán sẽ hạch toán chi phí khấu hao như sau:
Nợ 627,641,642,154 – Giá trị khấu hao trong kì.
Có 214 – Tổng giá trị khấu hao đã trích trong kì.
4. Lương vào các khoản trích theo lương
4.1 Hạch toán chi phí lương
- Căn cứ vào Bảng tính tiền lương chi tiết theo từng nhân viên, từng bộ phận (BP sản xuất, BP bán hàng, BP quản lí), và căn cứ vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng theo thông tư 200 hay thông tư 133, mà kế toán sẽ hạch toán chi phí lương phát sinh trong kì như sau:
Nợ 154,6421,6422 (Theo thông tư 133)
Nợ 622,627,641,642 (Theo thông tư 200)
Có 334
- Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
Ví dụ: Trong tháng, công ty A tính lương phải trả cho nhân viên bộ phận sản xuất trực tiếp: 70tr VND, BP quản lí sản xuất: 30tr, nhân viên BP bán hàng: 80tr VND, nhân viên BP quản lí: 50tr VND và công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200.
Hạch toán chi phí tiền lương như sau:
Nợ 622: 70tr
Nợ 627: 30tr
Nợ 641: 80tr
Nợ 642: 50tr
Có 334: 230tr
- Khi trả lương cho nhân viên
Nợ 334: 230 tr
Có 112: 230tr
4.2 Hạch toán các khoản bảo hiểm trích theo lương
Trên bảng tính lương, các khoản bảo hiểm trích theo lương cũng cần chi tiết theo từng nhân viên và từng bộ phận. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm, kế toán cần cập nhật để tính và hạch toán cho đúng.
- Căn cứ bảng tính lương và các khoản bảo hiểm trích theo lương, kế toán sẽ hạch toán như sau:
Nợ 154, 622,627,641,642 (trích vào chi phí DN): Tổng số lương tham gia BHXH*23.5%
Nợ 334 (trích vào lương nhân viên) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 10.5%
Có 3383 (BHXH) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 25.5%
Có 3384 (BHYT) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH *4.5%
Có 3385 (BHTN) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 2%
Có 3382 (KPCĐ) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 2%
- Khi nộp bảo hiểm, ghi nhận:
Nợ 3383 (BHXH) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 25.5%
Nợ 3384 (BHYT) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH *4.5%
Nợ 3385 (BHTN) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 2%
Nợ 3382 (KPCĐ) – Tổng số tiền lương tham gia BHXH * 2%
Có 112 – Tổng số tiền đóng bảo hiểm
5. Hạch toán thuế TNCN phải nộp
- Khi trừ số thuế TNCN vào lương nhân viên, kế toán hạch toán:
Nợ 334 – Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ
Có 3335 – Thuế TNCN
- Khi nộp thuế TNCN (nếu doanh nghiệp kê khai và nộp thuế theo tháng), kế toán hạch toán:
Nợ 3335 – Thuế TNCN
Có 112
- Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý: Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 05/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
Nợ TK 3335
Có TK 111, 112
6. Hạch toán khi thực nhận góp vốn của chủ sở hữu, cổ đông, các thành viên
Nợ TK 111, 112
Có TK 4111
7. Hạch toán tập hợp giá vốn hàng bán
Cuối tháng, kế toán thực hiện tập hợp, kết chuyển các chi phí để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kì, từ đó ghi nhận giá trị thành phẩm nhập kho và giá vốn của hàng bán.
- Bút toán kết chuyển chi phí:
Có 621 – chi phí NVL trực tiếp
Có 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Có 627 – chi phí sản xuất trực tiếp
Nợ 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Ghi nhận giá trị thành phẩm nhập kho:
Nợ 155 – Giá trị thành phẩm nhập kho
Có 154 – Chi phí SXKD dở dang
- Ghi nhận giá vốn hàng bán trong kì:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 154 – Chi phí SXKD dở dang
Đối với doanh nghiệp thương mại thông thường, nếu doanh nghiệp lựa chọn tính giá trị hàng tồn kho theo PP bình quân gia quyền thì đến cuối tháng doanh nghiệp mới tính để hạch toán giá vốn được. Hạch toán kết chuyển giá vốn cuối tháng như sau:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 156 – Hàng hóa
Nếu DN lựa chọn phương pháp tính theo giá đích danh hoặc nhập trước xuất trước, thì tại thời điểm bán hàng, doanh nghiệp đã có thể hạch toán giá vốn ngay, không cần đợi cuối tháng mới hạch toán giá vốn.
8. Hạch toán lệ phí môn bài theo vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư
Nợ TK 6425, 64225
Có TK 3339
Nộp tiền lệ phí môn bài;
Nợ TK 3339
Có TK 111,112
9. Hạch toán kết chuyển thuế GTGT
Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mới thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng thì thực hiện bút toán kết chuyển theo tháng. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo quý thì thực hiện bút toán kết chuyển theo quý.
Việc kết chuyển thuế GTGT là việc thực hiện bù trừ giữa thuế GTGT đầu ra phải nộp với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để xác định doanh nghiệp phải có phải nộp thuế GTGT hay vẫn còn được khấu trừ thuế GTGT.
Bút toán kết chuyển thuế GTGT như sau:
Nợ 3331 – Giá trị kết chuyển
Có 133 – Gá trị kết chuyển
(Giá trị kết chuyển: là giá trị nhỏ hơn của số dư 1 trong 2 tài khoản 3331 và 133)
Xác định số dư như sau:
Số dư TK 133 = Số dư đầu kì + Tổng phát sinh nợ TK 133 trong kì – phát sinh có TK 133 trong kì
- Số dư TK 3331 = Số dư đầu kì + Tổng phát sinh có TK 3331 trong kì – phát sinh nợ TK 3331 trong kì
Nếu (1) > (2) thì giá trị kết chuyển là số dư TK 3331.
Nếu (1)<(2) thì giá trị kết chuyển là số dư TK 133
VÍ DỤ 1: Số dư đầu kỳ TK 133: 2 tr; Phát sinh nợ TK 133 : 18tr;
Phát sinh có TK 333 : 24tr; Phát sinh Nợ Tk 333 : 2tr
- Số thuế GTGT kết chuyển là : Nợ TK 3331/ Có TK 133 : 20tr
VÍ DỤ 2: Số dư đầu kỳ TK 133 : 20 tr; Phát sinh nợ TK 133 : 15tr;
Số đầu kì TK 3331: 5tr; Phát sinh có TK 3331: 20tr; Phát sinh Nợ Tk 3331 : 2tr
- Số thuế GTGT kết chuyển là : Nợ TK 3331/ Có TK 133 : 23tr
10. Hạch toán nộp tiền thuế TNDN tạm tính theo quý
Theo quy định, doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý, nhưng hàng quý dựa vào kết quả hoạt hoạt động SXKD, doanh nghiệp thực hiện tạm tính số thuế TNDN phải nộp.
- Nếu phát sinh số thuế TNDN tạm nộp theo quý, hạch toán như sau:
Nợ 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có 3334 – Thuế TNDN
- Khi nộp tiền thuế TNDN, hạch toán:
Nợ 3334 – Thuế TNDN
Có 112
11. Kết chuyển doanh thu
- Kết chuyển doanh thu từ hoạt động SXKD:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ 711 – Thu nhập khác
Có 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200, thì thực hiện thêm bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.
XEM THÊM:
12. Kết chuyển chi phí
- Kết chuyển giá vốn:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 632 – Giá vốn hàng bán
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 635 – Chi phí hoạt động tài chính
- Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 641 (TK 6421: theo thông tư 133) – chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 642 (TK 6422: theo thông tư 133) – chi phí quản lí doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí khác
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 811 – chi phí khác
13. Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm:
=> Hạch toán số chênh lệch nộp thừa như sau:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm:
=> Hạch toán số chênh lệch phải nộp thiếu như sau:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Sau khi đã xác định doanh nghiệp nộp thừa hay phải nộp thêm thuế TNDN, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí thuế TNDN:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 8211 – Chi phí thuế TNDN
VÍ DỤ: Năm 2022, doanh nghiệp A đã thực hiện tạm tính và nộp thuế TNDN tổng cộng là 35tr. Khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số thuế TNDN thực nộp là 32tr.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ hạch toán số thuế đã nộp thừa như sau:
Nợ 3334/ Có 8211: 3tr
Đồng thời, kết chuyển chi phí thuế TNDN của cả năm 2022 như sau:
Nợ 911/ Có 8211 : 32tr
14. Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh
Thực hiện kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vào lợi nhậu sau thuế chưa phân phối:
- Nếu lãi, hạch toán kết chuyển lãi như sau:
Nợ 911 – Kết quả kinh doanh
Có 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
- Nếu lỗ, hạch toán kết chuyển lỗ như sau:
Nợ 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Có 911 – Kết quả kinh doanh.
15. Hạch toán Kết chuyển lãi – lỗ cuối năm
- Nếu DN lãi :
Nợ TK 911
Có TK 4212
- Nếu DN Lỗ:
Nợ TK 4212
Có TK 911
Như vậy, trên đây là các bút toán kết chuyển cuối kì mà kế toán doanh nghiệp cần nắm được để thực hiện. Tùy vào yêu cầu quản lí, báo cáo của từng doanh nghiệp mà việc thực hiện các bút toán kết chuyển sẽ được thực hiện theo tháng, quý, năm. Hi vọng với bài viết này, Kế Toán Việt Hưng sẽ góp phần hỗ trợ các bạn kế toán trong công việc đóng sổ cuối mỗi kì kế toán. Chúc các bạn thành công!