Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Misa là một công cụ kế toán giúp nhà quản lý kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn đã biết cách lấy số liệu trực tiếp lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên phần mềm Misa chưa? Hãy theo dõi hướng dẫn sau để cập nhật cách thực hiện đơn giản nhất nhé.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần thuộc báo cáo tài chính được tổng hợp thành một báo cáo riêng giống như bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính. Mục đích của lập báo cáo này là để tổng hợp tình hình thu chi tiền tệ của doanh nghiệp được phân loại theo 3 chỉ tiêu là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.
Cách lấy số liệu trực tiếp lên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Misa
1. Kiểm tra công thức lấy số liệu trực tiếp của từng chỉ tiêu
BƯỚC 1: Mở Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lên và nhấn vào chỉ tiêu muốn kiểm tra
BƯỚC 2: Cách lấy số liệu lên từng chỉ tiêu như sau:
Công thức thiết lập chỉ tiêu= Tổng các công thức được liên kết
Số tiền của từng chỉ tiêu= Tổng số tiền của các chỉ tiêu chi tiết được liệt kê
BƯỚC 3: Kiểm tra cách lấy số liệu của từng chi tiết ta nhấn vào dòng Số tiền tương ứng.
Các chỉ tiêu có công thức như sau:
- Hoạt động đầu tư: PhatsinhDUchitiettheoHD_DAUTU
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: PhatsinhDUchitiettheoHD_HĐSNKD
- Hoạt động tài chính: PhatsinhDUchitiettheoHD_TC
Sau khi nhấn vào dòng số tiền hệ thống sẽ hiện lên các danh sách chứng từ được chọn hoạt động theo công thức tương ứng.
Một số chỉ tiêu còn lại chỉ cần nhấn vào ô “Số tiền” sau đó hệ thống hiển thị bảng tổng hợp phát sinh tài khoản của các cặp tài khoản có trên công thức thiết lập chỉ tiêu.
Nhấn đúp chuột vào dòng tài khoản sau đó lọc tài khoản đối xứng để xem danh sách các chứng từ phát sinh theo cặp tài khoản trên công thức thiết lập chỉ tiêu.
XEM THÊM:
2. Dựa trên công thức đã thiết lập để đối chiếu dữ liệu
Một số báo cáo có thể sử dụng để đối chiếu, so sánh và thống kê dữ liệu là:
Bảng tổng hợp phát sinh TK
Sổ chi tiết các TK
Sổ cái
Một số báo cáo khác có liên quan
Ví dụ: Để kiểm tra chỉ tiêu các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh, kế toán viên sử dụng chức năng chọn loại hoạt động cho các chứng từ trên Báo cáo và sau đó in bảng tổng hợp phát sinh đối với TK 111 và TK 112
Với chỉ tiêu thu phát sinh bồi thường, tiền phạt, tiền thưởng. Ta áp dụng công thức:
Lấy phatsinhDUchitiettheoHD-SXKD (11/711), kết toán lọc ra các chứng từ hạch toán Nợ TK 11x/ Có TK 711 chi tiết theo hoạt động SXKD trên chức năng chọn loại hoạt động cho các chứng từ của báo cáo bằng 2.517.000
Với chỉ tiêu thu hồi các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cước ta tính theo công thức:
Lấy PhatsinhDUchitiettheoHD (11/244)= 51.680.000
Với các chỉ tiêu từ 06.4 đến 06.10 thực hiện đối chiếu giống như chỉ tiêu cầm cố, ký quỹ, ký cược
Đối với chỉ tiêu Thu tiền khác sẽ lấy băng chỉ tiêu 06.12, 06.1, 06.2, 06.3,…, 06.10, 01, 22, 24, 26, 27, 31, 33, 61.1 thì kế toán viên cần lấy số liệu từ các chỉ tiêu 22, 24, 26, 27, 31, 33 và 61.1 để tính.
3. Một số lưu ý khi lấy số liệu trực tiếp lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đối với những nghiệp vụ kế toán chưa thể xác định được là thuộc đối tượng sản xuất kinh doanh, tài chính hay đầu tư thì chương trình đang hỗ trợ thống kê sẵn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó kế toán viên cần xác định lại hoạt động thực tế của các nghiệp vụ.
Ví dụ: Nghiệp vụ kế toán Nợ TK 11x/ Có TK 131 sẽ được xác định thuộc vào chỉ tiêu 01.2 là Thu tiền bán hàng theo hoạt động sản xuất kinh doanh và 22.4 là Tiền thu từ các khoản phải thu của khách hàng theo hoạt động đầu tư. Hiện tại, đối với nghiệp vụ như này đang được chọn theo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lúc này kế toán viên cần phải tự xác định lại là hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động đầu tư.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là những thông tin về cách lấy số liệu trực tiếp lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Misa một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bạn đọc sẽ tham khảo và thu thập được những kiến thức bổ ích cho bản thân. Để từ đó, có thể trở thành những nhà kinh doanh giỏi hoặc những kế toán có dày dặn kinh nghiệm trong tương lai.