Hạch toán thuế TNDN tạm tính hàng quý | Đóng thuế TNDN là nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo tháng, quý. Hãy cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu về cách hạch toán thuế TNDN tạm tính hàng quý.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền phản ánh tình hình hoạt động để xác định được kết quả sản xuất kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp. Vậy thuế TNDN tạm tính theo quý là gì? Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính là bao lâu ? Cách hạch toán thuế TNDN như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để có câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất.
Thuế TNDN tạm tính theo quý là loại thuế trực thu, là khoản tiền doanh nghiệp tạm đóng hàng tháng, hàng quý. Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các dịch vụ, thu nhập khác mà doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế theo quý với hạn mức cụ thể.
1. Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về thời hạn nộp thuế được quy định như sau:
Thuế TNDN tạm nộp theo hàng quý của năm, có thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý kế tiếp.
Ngoài ra theo Điều 6, Khoản 8 Nghị định 126/2020 NĐ- CP quy định: Số thuế đã tạm nộp 3 quý đầu năm không được phép thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp cả năm quyết toán.
Nếu như người nộp thuế nộp thiếu 3 quý đầu năm thì sẽ bị phạt nộp chậm tính trên số thuế doanh nghiệp nộp thiếu. Thời gian tính nộp chậm sẽ tính từ ngày sau ngày hết hạn nộp thuế TNDN quý 3 đến ngày nộp thuế còn thiếu vào ngân sách của Nhà nước.
2. Hướng dẫn chi tiết hạch toán thuế TNDN tạm tính mới nhất
Căn cứ theo Điều 17, thông tư 156/ 2013/ TT- BTC quy định cách hạch toán thuế TNDN như sau:
2.1 Xác định số thuế tạm nộp và khi nộp
Hàng tháng, sau khi kết toán xác định được số thuế tạm nộp và hạch toán như sau:
Khi tính thuế TNDN:
- Nợ TK 8211: Chi phí thu
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN kế toán hạch toán tài khoản như sau:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
2.2 Hạch toán cuối năm khi làm tờ khai quyết toán thuế
Trường hợp 1:Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế tạm nộp của các quý trong năm, kế toán hạch toán như sau:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN
- Có Tk 3334: Thuế TNDN
Khi kế toán mang tiền thuế TNDN nộp vào NSNN ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 111, 112:
Trường hợp 2: Nếu số thuế TNDN thực nộp nhỏ hơn số thuế tạm nộp của các quý trong năm, kế toán hạch toán giảm chi phí thuế TNDN và ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
Hạch toán thuế TNDN tạm tính theo quý
XEM THÊM:
2.3 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
TRƯỜNG HỢP 1: Nếu chi phí thuế TNDN có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch được hạch toán và ghi:
- Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
TRƯỜNG HỢP 2: Nếu chi phí thuế TNDN có số phát sinh Nợ bé hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch được hạch toán và ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN trong năm hiện hành
- Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
TRƯỜNG HỢP 3: Phát hiện sai sót của các năm trước thì thuế TNDN được hạch toán tăng hoặc giảm của năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót.
Nếu thuế TNDN phải nộp bổ sung được ghi tăng vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm hiện tại thì kế toán hạch toán và ghi:
- Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN năm hiện hành
- Có TK 3334: Thuế TNDN
Khi mang tiền thuế TNDN đi nộp vào NSNN ghi:
- Nợ TK 3334: Thuế TNDN
- Có TK 111, 112:
Nếu thuế TNDN phải nộp bổ sung được ghi giảm do sai sót của năm trước được phát hiện trong năm nay ghi:
Nợ TK 3334: Thuế TNDN
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN
3. Lưu ý khi tạm tính thuế TNDN theo quý doanh nghiệp cần biết
Muốn nghiệp vụ tạm tính thuế TNDN không xảy ra sai sót thì kế toán viên cần phải nắm rõ một số lưu ý sau đây:
– Người nộp thuế phải tạm nộp thuế TNDN đúng ngày, hạn chậm nhất theo quy định là ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo
– Người nộp thuế không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý
– Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý, thì số thuế TNDN tạm tính sẽ dựa theo báo cáo tài chính quý và những quy định của pháp luật.
– Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật thì số thuế DNTN tạm tính được tính dựa vào số thuế TNDN của năm trước để làm cơ sở dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh cho năm nay.
– Nếu số thuế tạm nộp thấp hơn số thuế phải nộp từ 20% trở lên thì doanh nghiệp sẽ phải nộp tiền phạt chậm. Số tiền nộp chậm được tính dựa vào 20% trở lên để tính và thời hạn nộp tiền phạt chậm được quy định sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến hết ngày thực nộp số thuế còn thiếu.
– Sau khi DN đã khai quyết toán thuế năm mà có cơ quan có thẩm quyền thanh tra kiểm tra, phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế đã kê khai quyết toán. Thì doanh nghiệp sẽ bị tính tiền nộp chậm thuế đối với số thuế tăng thêm. Thời hạn nộp chậm được tính từ sau ngày cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.
– Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
– Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Bài viết trên đây là cách hướng dẫn hạch toán thuế TNDN tạm tính theo quý một cách đầy đủ và chi tiết nhất đối với các doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua bài viết này quý doanh nghiệp cũng như các kế toán viên sẽ đúc kết cho mình những kiến thức cần thiết về nghiệp vụ kế toán này.